Trình tự thủ tục hải quan đối với ô tô xuất nhập cảnh theo quy định hiện nay được thực hiện như thế nào?
Hồ sơ hải quan đối với ô tô xuất nhập cảnh gồm những gì?
* Về hồ sơ đối với ô tô nhập cảnh
Tại Điều 74 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 43 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ hải quan đối với ô tô nhập cảnh bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Giấy phép liên vận của cơ quan có thẩm quyền cấp: Xuất trình bản chính;
- Giấy đăng ký phương tiện đối với ô tô, mô tô, xe gắn máy nước ngoài tạm nhập: Xuất trình bản chính;
- Danh sách hành khách đối với ô tô vận chuyển hành khách: Nộp 01 bản chính;
- Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất theo mẫu quy định của Bộ Tài chính:
+ Nộp 01 bản chính;
+ Hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập có xác nhận tạm xuất của Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm xuất: Nộp 01 bản chính.
- Đối với ô tô của tổ chức, cá nhân nước thứ 3 không thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam tham gia ký kết khi nhập cảnh, ngoài các chứng từ phải có văn bản cho phép hoặc chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
* Về hồ sơ đối với ô tô xuất cảnh
Tại Điều 75 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 44 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP quy định đối với hồ sơ hải quan đối với ô tô xuất cảnh như sau:
- Giấy phép liên vận hoặc văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền cấp: Xuất trình bản chính;
- Giấy đăng ký phương tiện đối với ô tô Việt Nam tạm xuất: Xuất trình bản chính;
- Danh sách hành khách đối với ô tô vận chuyển hành khách: Nộp 01 bản chính;
- Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập theo mẫu quy định của Bộ Tài chính: Nộp 01 bản chính; hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất có xác nhận tạm nhập của Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm nhập: Nộp bản chính.
Thủ tục hải quan đối với ô tô xuất nhập cảnh (Hình từ Internet)
Thời hạn nộp hồ sơ hải quan đối với ô tô xuất nhập cảnh theo quy định là bao lâu?
Về thời hạn nộp hồ sơ hải đối với ô tô xuất nhập cảnh có quy định tại Điều 76 Nghi định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 45 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP như sau:
Thời hạn nộp hồ sơ hải quan
1. Đối với ô tô, mô tô, xe gắn máy nhập cảnh: Khi ô tô, mô tô, xe gắn máy đến cửa khẩu biên giới, người Điều khiển hoặc người đại diện hợp pháp nộp hoặc xuất trình cho Chi cục Hải quan cửa khẩu những giấy tờ nêu tại Điều 74 Nghị định này.
2. Đối với ô tô, mô tô, xe gắn máy xuất cảnh: Khi ô tô, mô tô, xe gắn máy đến cửa khẩu biên giới, người điều khiển hoặc người đại diện hợp pháp nộp hoặc xuất trình cho Chi cục Hải quan cửa khẩu những giấy tờ nêu tại Điều 75 Nghị định này.
Với ô tô nhập cảnh là khi ô tô đến cửa khẩu biên giới để chuẩn bị thực hiện nhập cảnh.
Đối với ô tô xuất cảnh là khi ô tô đến cửa khẩu biên giới để chuẩn bị thực hiện xuất cảnh.
Thủ tục hải quan đối với ô tô xuất nhập cảnh được thực hiện theo quy trình mấy bước?
Căn cứ tại Điều 77 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 46 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục hải quan đối với ô tô xuất nhập cảnh phải đảm bảo thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Trách nhiệm của người khai hải quan đó là:
- Khai và ký tên vào tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập theo mẫu quy định của Bộ Tài chính;
- Nộp và xuất trình bộ hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 74 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Điều 75 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Điều 76 Nghị định 08/2015/NĐ-CP và đưa phương tiện vào vị trí kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
- Trường hợp khi tái xuất hoặc tái nhập mà người khai hải quan không xuất trình được tờ khai tạm nhập - tái xuất, tờ khai tạm xuất - tái nhập có xác nhận của Chi cục Hải quan cửa khẩu thì phải giải trình và khai báo lại trên tờ khai tạm nhập - tái xuất, tờ khai tạm xuất - tái nhập.
Bước 2: Trách nhiệm cơ quan hải quan:
- Tiếp nhận hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình, nhập thông tin vào hệ thống phần mềm quản lý phương tiện vận tải đường bộ;
- Kiểm tra hồ sơ; kiểm tra nội dung các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 74 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Điều 75 Nghị định 08/2015/NĐ-CP và theo quy định của Chính phủ về quản lý xe cơ giới nước ngoài đưa vào Việt Nam.
- Trường hợp hồ sơ, giấy tờ chưa đầy đủ, hợp lệ thì từ chối tiếp nhận đăng ký hồ sơ, thông báo rõ lý do không tiếp nhận và những thiếu sót cần bổ sung cho người khai hải quan;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì in tờ khai phương tiện tạm nhập - tái xuất, tờ khai phương tiện tạm xuất - tái nhập từ hệ thống, đóng dấu công chức hải quan tiếp nhận và dấu “VIET NAM CUSTOMS” theo mẫu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành lên tờ khai, giao cho người khai hải quan để làm thủ tục khi tái nhập hoặc tái xuất; lưu hồ sơ tờ khai do người khai hải quan nộp khi làm thủ tục tái nhập hoặc tái xuất;
- Trường hợp không sử dụng được phần mềm quản lý phương tiện vận tải đường bộ, cơ quan hải quan cấp phát miễn phí tờ khai phương tiện vận tải cho người khai hải quan; hướng dẫn người khai hải quan khai thông tin vào tờ khai phương tiện vận tải;
- Cơ quan hải quan thực hiện quản lý rủi ro để kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế, xác nhận tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập đối với ô tô nhập xuất cảnh.
Bước 3: Kiểm tra hải quan đối với phương tiện xuất cảnh
- Trên cơ sở thực hiện quản lý rủi ro, hoặc trường hợp có cơ sở xác định trên phương tiện có hàng hóa buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra thực tế phương tiện hoặc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Giám sát hải quan đối với ô tô xuất cảnh
- Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chủ trì và sử dụng phương tiện kỹ thuật để giám sát ô tô nhập xuất cảnh;
- Ngoài địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan công an chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát ô tô nhập xuất cảnh.
* Lưu ý: Trong trường hợp thực hiện kiểm tra một cửa, một lần dừng thực hiện theo quy định thủ tục hải quan một cửa, một điểm dừng; hoặc cơ chế một cửa quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?