Trình tự, thủ tục đối với trường hợp viên chức quản lý ngành y tế xin từ chức được quy định như thế nào?
Thôi giữ chức vụ đối với viên chức quản lý ngành y tế được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 48 Quyết định 2969/QĐ-BYT năm 2021 quy định như sau:
"Điều 48. Thôi giữ chức vụ đối với viên chức quản lý
1. Việc xem xét, quyết định cho thôi giữ chức vụ đối với viên chức quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Tự nguyện, chủ động xin thôi giữ chức vụ quản lý;
b) Do không đủ sức khỏe, hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao;
c) Vì các lý do chính đáng khác của viên chức.
2. Viên chức quản lý không được thôi giữ chức vụ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nếu thôi giữ chức vụ ngay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của Đảng và Nhà nước;
b) Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của Đảng và pháp luật.
3. Quy trình xem xét cho thôi giữ chức vụ:
a) Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận đơn xin thôi giữ chức vụ quản lý của viên chức, bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ hoặc người đứng đầu đơn vị nơi viên chức đang công tác phải trao đổi với viên chức có đơn đề nghị thôi giữ chức vụ. Trường hợp viên chức rút đơn thì dừng việc xem xét; trường hợp viên chức không rút đơn thì bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ xem xét, đề xuất với người đứng đầu đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
b) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ có văn bản đề xuất, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải thảo luật, biểu quyết bằng phiếu kín theo Mẫu phiếu 01, Mẫu phiếu 14 hoặc Mẫu phiếu 15. Việc quyết định cho viên chức thôi giữ chức vụ quản lý phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu đơn vị quyết định.
4. Viên chức quản lý xin thôi giữ chức vụ quản lý nhưng chưa được người đứng đầu đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền đồng ý thì vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Hồ sơ xem xét cho viên chức thôi giữ chức vụ quản lý:
a) Tờ trình của bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ;
b) Các văn bản có liên quan: Quyết định, văn bản kết luận, ý kiến của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, đơn đề nghị của viên chức;
c) Biên bản hội nghị và biên bản kiểm phiếu."
Như vậy, trình tự viên chức quản lý ngành y tế xin từ chức được áp dụng theo quy định cụ thể như trên, bạn có thể xem và thực hiện cho trường hợp của mình.
Viên chức quản lý (Hình từ Internet)
Miễn nhiệm đối với viên chức quản lý ngành y tế được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 49 Quyết định 2969/QĐ-BYT năm 2021 quy định như sau:
"Điều 49. Miễn nhiệm đối với viên chức quản lý
1. Việc xem xét miễn nhiệm đối với viên chức quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
b) Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;
c) Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm;
d) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;
đ) Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.
2. Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với viên chức quản lý
a) Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm đối với viên chức quản lý quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng viên chức hoặc bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
b) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín theo Mẫu phiếu 01, Mẫu phiếu 14 hoặc Mẫu phiếu 15. Việc quyết định miễn nhiệm đối với viên chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.
3. Viên chức quản lý sau khi bị miễn nhiệm, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bố trí công tác phù hợp; viên chức có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền. Trường hợp viên chức bị miễn nhiệm do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp thì đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền cho thôi việc theo quy định của pháp luật.
4. Hồ sơ xem xét miễn nhiệm viên chức quản lý thực hiện như quy định tại Khoản 5 Điều 48 Quy định này."
Chế độ, chính sách đối với viên chức quản lý thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 50 Quyết định 2969/QĐ-BYT năm 2021 quy định như sau:
"Điều 50. Chế độ, chính sách đối với viên chức thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến miễn nhiệm
1. Viên chức quản lý sau khi có quyết định cho thôi giữ chức vụ được bố trí công tác phù hợp với năng lực, sở trường, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo phù hợp với vị trí việc làm; được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ.
2. Viên chức quản lý bị miễn nhiệm không được hưởng phụ cấp chức vụ kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm. Sau khi miễn nhiệm nếu viên chức tự nguyện xin nghỉ hưu, nghỉ việc thì được giải quyết theo quy định hiện hành. [...]"
Một nhiệm kỳ của viên chức quản lý là bao nhiêu năm?
Viên chức cần đáp ứng những gì để đủ tiêu chuẩn cho việc bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ quản lý? Có được hưởng phụ cấp trong thời gian được bổ nhiệm viên chức quản lý không?
Viên chức quản lý bị kỷ luật khiển trách được xếp loại đánh giá cuối năm ở mức nào? Thủ tục đánh giá xếp loại chất lượng viên chức quản lý được thực hiện thế nào?
Bổ nhiệm viên chức quản lý khi sáp nhập, chia tách đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện như thế nào?
Viên chức có thể được bổ nhiệm lại chức vụ quản lý mấy lần liên tiếp? Để được bổ nhiệm lại cần đáp ứng những điều kiện nào?
Viên chức quản lý thôi giữ chức danh lãnh đạo do bị kỷ luật miễn nhiệm thì có được bảo lưu phụ cấp chức vụ?
Viên chức quản lý đang bị kỷ luật có được bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại hay không? Nếu không được bổ nhiệm thì thời hạn là bao lâu?
Có được phép bổ nhiệm giữ chức danh viên chức quản lý đối với cá nhân đang thi hành án dân sự hay không?
Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý? Và thời hạn giữ chức vụ quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là bao lâu?
Trình tự, thủ tục đối với trường hợp viên chức quản lý ngành y tế xin từ chức được quy định như thế nào?
Mẫu đơn xin thôi giữ chức vụ dành cho viên chức là mẫu nào? Viên chức quản lý có thể xin thôi giữ chức vụ quản lý trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?