Trình tự, thủ tục đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng được pháp luật quy định như thế nào?
- Bằng bảo hộ giống cây trồng có bị đình chỉ khi giống cây trồng được bảo hộ không còn đáp ứng điều kiện về tính đồng nhất và tính ổn định không?
- Trình tự, thủ tục đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng được thực hiện ra sao?
- Trường hợp bằng bảo hộ giống cây trồng đã bị đình chỉ thì cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng?
Bằng bảo hộ giống cây trồng có bị đình chỉ khi giống cây trồng được bảo hộ không còn đáp ứng điều kiện về tính đồng nhất và tính ổn định không?
Căn cứ khoản 1 Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:
Đình chỉ, phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng
1. Bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị đình chỉ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Giống cây trồng được bảo hộ không còn đáp ứng điều kiện về tính đồng nhất và tính ổn định như tại thời điểm cấp Bằng;
b) Chủ bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực theo quy định;
c) Chủ bằng bảo hộ không cung cấp tài liệu, vật liệu nhân giống cần thiết để duy trì và lưu giữ giống cây trồng theo quy định;
d) Chủ bằng bảo hộ không thay đổi tên giống cây trồng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.
...
Chiếu theo quy định này, Bằng bảo hộ giống cây trồng sẽ bị đình chỉ khi giống cây trồng được bảo hộ không còn đáp ứng điều kiện về tính đồng nhất và tính ổn định như tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng.
Đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng (hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng được thực hiện ra sao?
Theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 88/2010/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng được thực hiện như sau:
- Trong vòng ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng của bất kỳ bên thứ ba nào, cơ quan bảo hộ giống cây trồng phải hoàn thành việc xác minh thông tin nêu trong đơn yêu cầu và thông báo cho chủ bằng bảo hộ giống cây trồng.
- Yêu cầu đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng phải được thể hiện bằng văn bản kèm theo chứng cứ chứng minh giống cây trồng không đáp ứng tính đồng nhất và tính ổn định như tại thời điểm cấp bằng bảo hộ và nộp phí khảo nghiệm lại (trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định 88/2010/NĐ-CP).
- Sau ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan bảo hộ giống cây trồng về ý kiến phản hồi quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 21 Nghị định 88/2010/NĐ-CP mà chủ bằng bảo hộ giống cây trồng không có đơn phản đối thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng.
+ Thời điểm đình chỉ có hiệu lực tính từ ngày ký quyết định đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ và được công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng;
- Trường hợp chủ bằng bảo hộ giống cây trồng có đơn phản đối thì cơ quan bảo hộ giống cây trồng yêu cầu chủ bằng bảo hộ thực hiện các thủ tục khảo nghiệm lại như quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định 88/2010/NĐ-CP.
+ Nếu kết quả khảo nghiệm lại do cơ quan khảo nghiệm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 88/2010/NĐ-CP thực hiện cho thấy giống cây trồng không đáp ứng tính đồng nhất hoặc tính ổn định như tại thời điểm cấp bằng thì cơ quan bảo hộ giống cây trồng làm thủ tục đình chỉ và trả lại phí khảo nghiệm lại cho người yêu cầu đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ.
Trường hợp bằng bảo hộ giống cây trồng đã bị đình chỉ thì cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng?
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Nghị định 88/2010/NĐ-CP quy định cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trong trường hợp bằng bảo hộ giống cây trồng đã bị đình chỉ ra quyết định phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng như sau:
Đình chỉ, phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng
...
2. Trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 170 của Luật Sở hữu trí tuệ, căn cứ vào kết quả khảo nghiệm lại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định phục hồi hoặc không phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng.
Như vậy, trường hợp bằng bảo hộ giống cây trồng đã bị đình chỉ thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thẩm quyền ra quyết định phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng sau khi xem xét và căn cứ vào kết quả khảo nghiệm lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Intersex là gì? 03 giai đoạn lứa tuổi vị thành niên? Nguy cơ có thể gặp khi mang thai ở tuổi vị thành niên theo Bộ Y tế?
- Phòng thủ dân sự cấp độ 1 có được áp dụng biện pháp sơ tán người tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm không?
- 22 12 là Ngày hội quốc phòng toàn dân hay Ngày truyền thống Quân đội nhân dân? Tổ chức kỷ niệm ngày 22 12?
- Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tội phạm trong thời gian thi hành thiết quân luật đúng không?
- Mẫu tự nhận xét ưu khuyết điểm của cán bộ, công chức, viên chức trong Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng CBCCVC năm 2024?