Trình tự nộp tiền để bảo đảm thi hành án được quy định thế nào? Tiền được nộp để bảo đảm thi hành án có thể nộp bằng ngoại tệ không?
Tiền được nộp để bảo đảm thi hành án có thể nộp bằng ngoại tệ không?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 115/2017/NĐ-CP quy định mức tiền nộp để bảo đảm thi hành án như sau:
Mức tiền nộp để bảo đảm thi hành án
1. Tiền được nộp để bảo đảm thi hành án là tiền Việt Nam đồng hoặc ngoại tệ thuộc sở hữu hợp pháp của pháp nhân thương mại bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.
Tiền nộp để bảo đảm thi hành án gồm có tiền nộp để bảo đảm thi hành án phạt tiền và tiền nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường.
2. Mức tiền nộp để bảo đảm thi hành án phạt tiền do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết định trong từng trường hợp cụ thể nhưng không dưới 50% và không cao hơn mức phạt tiền cao nhất quy định tại điều khoản được áp dụng để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với pháp nhân thương mại.
3. Mức tiền nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại được quy định như sau:
a) Nếu điều khoản được áp dụng, để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với pháp nhân thương mại có tình tiết quy định mức thiệt hại về tài sản thì mức tiền nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết định trong từng trường hợp cụ thể nhưng không dưới 50% và không cao hơn mức thiệt hại cao nhất về tài sản quy định tại điều khoản đó;
b) Nếu trong điều khoản được áp dụng để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với pháp nhân thương mại không có tình tiết quy định mức thiệt hại về tài sản thì tùy từng trường hợp, cơ quan tiến hành tố tụng đang giải quyết vụ án có thể áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để xác định mức thiệt hại làm cơ sở cho việc quyết định mức tiền cụ thể mà pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường. Mức tiền nộp được quyết định trong từng trường hợp cụ thể nhưng không cao hơn mức thiệt hại thực tế đã được xác định.
Đối chiếu quy định trên, trường hợp bạn thắc mắc tiền được nộp để bảo đảm thi hành án là tiền Việt Nam đồng hoặc ngoại tệ thuộc sở hữu hợp pháp của pháp nhân thương mại bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.
Tiền nộp để bảo đảm thi hành án gồm có tiền nộp để bảo đảm thi hành án phạt tiền và tiền nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường.
Nộp tiền bảo đảm thi hành án (Hình từ Internet)
Có bắt buộc phải nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền không?
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 115/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục nộp tiền để bảo đảm thi hành án
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền về việc áp dụng biện pháp buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án, pháp nhân thương mại bị áp dụng biện pháp này phải hoàn thành việc nộp tiền.
Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thể hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền để bảo đảm thi hành án đúng hạn thì thời hạn này được tính lại kể từ khi lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không còn nữa.
2. Việc nộp tiền để bảo đảm thi hành án có thể được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản hoặc nộp tiền mặt vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra hoặc cơ quan thi hành án dân sự mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan tài chính trong quân đội.
Trường hợp pháp nhân thương mại nộp tiền bằng ngoại tệ thì khi nộp tiền phải căn cứ vào tỷ giá hối đoái của liên ngân hàng tại thời điểm nộp tiền giữa Việt Nam đồng và ngoại tệ đó để nộp một khoản ngoại tệ tương ứng với mức tiền phải nộp để bảo đảm thi hành án theo quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền.
....
Như vậy, trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền về việc áp dụng biện pháp buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án, pháp nhân thương mại bị áp dụng biện pháp này phải hoàn thành việc nộp tiền.
Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thể hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền để bảo đảm thi hành án đúng hạn thì thời hạn này được tính lại kể từ khi lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không còn nữa.
Thủ tục nộp tiền để bảo đảm thi hành án tại ngân hàng được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Nghị định 115/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục nộp tiền để bảo đảm thi hành án
...
3. Thủ tục nộp tiền để bảo đảm thi hành án tại ngân hàng được quy định như sau:
a) Ngay sau khi nhận được quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền về việc áp dụng biện pháp buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án, pháp nhân thương mại thực hiện việc nộp tiền bằng chuyên khoản hoặc nộp tiền mặt để bảo đảm thi hành án qua các kênh giao dịch của ngân hàng.
Ngân hàng nơi pháp nhân thương mại thực hiện nộp tiền để bảo đảm thi hành án cấp chứng từ nộp tiền hoặc chứng từ chuyển tiền theo yêu cầu của pháp nhân thương mại để pháp nhân thương mại nộp cho cơ quan tiến hành tố tụng đã ra quyết định áp dụng biện pháp buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án;
b) Ngay sau khi nhận được khoản tiền nộp đảm bảo thi hành án, Kho bạc Nhà nước phải gửi chứng từ báo có cho cơ quan là chủ tài khoản tạm giữ.
4. Thủ tục nộp tiền để bảo đảm thi hành án tại Kho bạc Nhà nước được quy định như sau:
a) Người đại diện hợp pháp hoặc đại diện theo ủy quyền của pháp nhân thương mại lập 04 liên giấy nộp tiền vào tài khoản trong trường hợp nộp tiền mặt hoặc 04 liên ủy nhiệm chi trong trường hợp trích tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định gửi Kho bạc Nhà nước làm căn cứ hạch toán vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan điều tra hoặc của Cơ quan thi hành án dân sự;
b) Sau khi hoàn tất thủ tục nộp tiền, Kho bạc Nhà nước lưu 01 liên giấy nộp tiền vào tài khoản hoặc ủy nhiệm chi, giao cho người nộp tiền 02 liên, đồng thời gửi cho cơ quan là chủ tài khoản tạm giữ 01 liên. Người đại diện hợp pháp hoặc đại diện theo ủy quyền của pháp nhân thương mại có trách nhiệm nộp 01 liên cho cơ quan đã ra quyết định áp dụng biện pháp buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án.
5. Đối với trường hợp nộp tiền mặt tại cơ quan tài chính trong Quân đội thì cơ quan nhận tiền có trách nhiệm lập biên bản giao nhận tiền nộp, có chữ ký xác nhận của bên nộp tiền, bên nhận tiền và đại diện của cơ quan đã ra quyết định áp dụng biện pháp buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án.
Biên bản được lập thành 03 bản, 01 bản giao cho đại diện cơ quan ra Quyết định áp dụng biện pháp buộc nộp tiền để bảo đảm thi hành án, 01 bản giao cho người nộp tiền, 01 bản lưu tại cơ quan tài chính đã lập biên bản.
Cơ quan tài chính trong Quân đội có trách nhiệm nộp số tiền mà pháp nhân thương mại đã nộp để đảm bảo thi hành án vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước.
Theo đó, thủ tục nộp tiền để bảo đảm thi hành án tại ngân hàng được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng đối với cán bộ cấp xã là bao nhiêu? Điều kiện để được thanh toán công tác phí?
- Cấp định danh cho doanh nghiệp, hợp tác xã đến 30/6/2025 phấn đấu đạt bao nhiêu phần trăm?
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?