Trình tự làm việc của Hội đồng tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia được quy định ra sao?

Toi có thắc mắc: Số lượng thành viên Hội đồng tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia là bao nhiêu? Hội đồng tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia làm việc theo nguyên tắc nào? - Câu hỏi của anh Tiến (Hậu Giang)

Số lượng thành viên Hội đồng tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia là bao nhiêu?

Số lượng thành viên Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia (trước đây là Hội đồng tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia) được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư 20/2023/TT-BKHCN (Có hiệu lực từ 27/11/2023) như sau:

- Hội đồng tư vấn có từ 07 đến 09 thành viên, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên thư ký khoa học, 02 thành viên làm ủy viên phản biện và các thành viên khác;

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên của Hội đồng tư vấn là các nhà khoa học thuộc cơ sở dữ liệu chuyên gia khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt, đại diện cơ quan, tổ chức đề xuất đặt hàng (Bộ, ngành, địa phương đề xuất đặt hàng), nhà quản lý, nhà kinh doanh có năng lực và chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ tư vấn.

Trước đây, số lượng thành viên Hội đồng tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia được căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 08/2017/TT-BKHCN (Hết hiệu lực từ 27/11/2023) quy định như sau:

Hội đồng tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia có số lượng thành viên từ 07 đến 09 thành viên, bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch, 02 ủy viên phản biện và các ủy viên khác.

+ Thành viên Hội đồng là các chuyên gia khoa học và công nghệ, chuyên gia kinh tế hoặc cán bộ quản lý có kinh nghiệm thực tiễn thuộc các ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp dự kiến thụ hưởng kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia.

+ Ủy viên phản biện là chuyên gia có kinh nghiệm, chuyên môn sâu trong lĩnh vực mà nhiệm vụ được xem xét;

Tuy nhiên, căn cứ nội dung của nhiệm vụ khoa học và công nghệ mà Thủ trưởng bộ, ngành, địa phương quyết định số lượng thành viên và thành phần của Hội đồng.

Đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phức tạp hoặc có yêu cầu đặc thù, Thủ trưởng bộ, ngành, địa phương có thể quyết định số lượng thành viên và thành phần Hội đồng khác với quy định nêu trên.

nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia

Trình tự làm việc của Hội đồng tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia được quy định ra sao? (Hình từ Internet)

Hội đồng tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia làm việc theo nguyên tắc nào?

Nguyên tắc làm việc của Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia có trách nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 20/2023/TT-BKHCN (Có hiệu lực từ 27/11/2023) như sau:

- Phải có sự tham gia ít nhất 2/3 số ủy viên Hội đồng tư vấn, trong đó có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch được ủy quyền và 02 ủy viên phản biện;

- Chủ tịch Hội đồng tư vấn chủ trì các phiên họp Hội đồng tư vấn. Trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng tư vấn vắng mặt, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn được ủy quyền bằng văn bản chủ trì phiên họp (Giấy ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng tư vấn theo Biểu B2-7-GUQ tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này).

Trước đây, Hội đồng tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia làm việc theo nguyên tắc tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 08/2017/TT-BKHCN (Hết hiệu lực từ 27/11/2023) quy định như sau:

- Phiên họp hội đồng phải được tổ chức chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ được xác nhận là hợp lệ (theo ngày ghi trong Biên bản mở hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia);

- Phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng, trong đó có chủ tịch hoặc phó chủ tịch được ủy quyền và 02 ủy viên phản biện;

- Chủ tịch Hội đồng chủ trì các phiên họp Hội đồng. Trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt, Phó chủ tịch Hội đồng được ủy quyền bằng văn bản chủ trì phiên họp (Giấy ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng theo mẫu B2-7-GUQ của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 08/2017/TT-BKHCN).

Trình tự làm việc của Hội đồng tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia được quy định ra sao?

Trình tự làm việc của Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia được căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 20/2023/TT-BKHCN (Có hiệu lực từ 27/11/2023) như sau:

Trình tự, nội dung làm việc của Hội đồng tư vấn
1. Thư ký hành chính công bố quyết định thành lập Hội đồng tư vấn, giới thiệu thành phần Hội đồng tư vấn và các đại biểu tham dự, biên bản mở hồ sơ.
2. Đại diện đơn vị quản lý chuyên môn nêu những yêu cầu và nội dung chủ yếu về việc tuyển chọn nhiệm vụ.
3. Hội đồng tư vấn trao đổi thống nhất nguyên tắc làm việc và bầu thư ký khoa học của Hội đồng tư vấn.
4. Đại diện Tổ chuyên gia công bố Biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra thực tế cơ sở vật chất - kỹ thuật, nhân lực và năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân đăng ký chủ trì và tổ chức đăng ký phối hợp thực hiện nhiệm vụ (nếu có).
5. Hội đồng tư vấn tiến hành đánh giá các hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp:
a) Các ủy viên hội đồng trình bày nhận xét đánh giá từng hồ sơ theo quy định tại biểu mẫu; nhận xét về sự phù hợp giữa tổng mức kinh phí và các sản phẩm của nhiệm vụ; đề xuất những nội dung trong thuyết minh cần sửa đổi và bổ sung; so sánh giữa các hồ sơ đăng ký trong cùng nhiệm vụ;
b) Thư ký khoa học đọc Phiếu nhận xét của ủy viên vắng mặt (nếu có);
c) Hội đồng tư vấn thảo luận, đánh giá từng hồ sơ theo các nhóm tiêu chí và thang điểm đánh giá quy định tại Điều 12 Thông tư này;
d) Các ủy viên Hội đồng tư vấn bỏ phiếu đánh giá chấm điểm cho từng hồ sơ theo hình thức bỏ phiếu. Phiếu đánh giá có điểm chênh lệch quá 20% so với điểm trung bình của tất cả thành viên là phiếu không hợp lệ. Phiếu đánh giá chấm điểm tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này (đề tài: Biểu B2-3a-ĐGĐTCN hoặc Biểu B2-3b-ĐGĐTXH/ĐGĐA; dự án: Biểu B2-3c-ĐGDA; đề án: Biểu B2-3b-ĐGĐTXH/ĐGĐA);
đ) Hội đồng tư vấn bầu ban kiểm phiếu gồm 03 ủy viên của Hội đồng tư vấn, trong đó có Trưởng ban kiểm phiếu và 02 ủy viên.
6. Thư ký hành chính của Hội đồng tư vấn giúp ban kiểm phiếu tổng hợp kết quả bỏ phiếu đánh giá của các thành viên Hội đồng tư vấn theo Biểu B2-4-KPĐG tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và xếp hạng các hồ sơ được đánh giá có tổng số điểm trung bình phiếu hợp lệ từ cao xuống thấp theo Biểu 2-5-THKP tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Ban kiểm phiếu công bố kết quả chấm điểm đánh giá sau khi xem xét, loại bỏ phiếu không hợp lệ. Trường hợp hồ sơ của tổ chức chủ trì là tổ chức đề xuất nhiệm vụ có điểm trung bình đạt từ 70/100 điểm, tổng điểm của hồ sơ được cộng thêm 10% (mười phần trăm) điểm trung bình của hồ sơ đó.
8. Hội đồng tư vấn kiến nghị tổ chức và cá nhân trúng tuyển thực hiện nhiệm vụ khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
a) Có hồ sơ được đánh giá đạt tổng số điểm trung bình cao nhất và phải đạt từ 70/100 điểm trở lên, trong đó không có tiêu chí nào có quá 1/4 số thành viên Hội đồng tư vấn có mặt cho điểm không (0 điểm);
b) Đối với các hồ sơ có tổng số điểm trung bình bằng nhau thì ưu tiên theo thứ tự như sau:
- Ưu tiên hồ sơ có số kinh phí đề xuất từ ngân sách nhà nước ít hơn;
- Ưu tiên chủ nhiệm nhiệm vụ hoặc tổ chức chủ trì đã có nhiệm vụ cấp quốc gia được đánh giá xếp loại xuất sắc trong thời gian 5 năm tính đến thời điểm đăng ký thực hiện nhiệm vụ;
- Đối với các hồ sơ có điểm ưu tiên trên như nhau thì ưu tiên hồ sơ có điểm trung bình về nội dung và phương án triển khai của tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ cao hơn.
9. Hội đồng tư vấn kết luận chung về hồ sơ của tổ chức được kiến nghị trúng tuyển:
a) Nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong thuyết minh nhiệm vụ để đáp ứng yêu cầu đặt hàng;
b) Số lượng chuyên gia trong và ngoài nước cần thiết để tham gia thực hiện;
c) Phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần.
10. Thư ký khoa học lập và hoàn thiện Biên bản họp Hội đồng tư vấn theo Biểu B2-6-BBHĐ tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
11. Hội đồng tư vấn thông qua Biên bản họp.
12. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày Hội đồng tư vấn thông qua Biên bản họp, tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ trúng tuyển có trách nhiệm hoàn thiện và gửi lại thuyết minh nhiệm vụ theo kết luận của Hội đồng tư vấn, Bản giải trình của tổ chức chủ trì về những nội dung đã chỉnh sửa theo kết luận của Hội đồng tư vấn theo Biểu B2-8-GTHĐ tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, các tài liệu quy định tại khoản 6 và khoản 11 Điều 5 Thông tư này và các tài liệu liên quan khác.

Trước đây, theo Điều 11 Thông tư 08/2017/TT-BKHCN (Hết hiệu lực từ 27/11/2023) quy định Hội đồng tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia làm việc theo trình tự, nội dung như sau:

Bước 1. Thư ký hành chính đọc quyết định thành lập Hội đồng tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, giới thiệu thành phần Hội đồng và các đại biểu tham dự, biên bản mở hồ sơ.

Bước 2. Đại diện bộ, ngành, địa phương nêu những yêu cầu và nội dung chủ yếu về việc tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia.

Bước 3. Hội đồng tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia trao đổi thống nhất nguyên tắc làm việc và bầu thư ký khoa học của Hội đồng.

Bước 4. Cá nhân được tổ chức đăng ký tham gia tuyển chọn cử làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia trình bày tóm tắt trước Hội đồng về đề cương nghiên cứu, đề xuất phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần, trả lời các câu hỏi của thành viên Hội đồng (nếu có) và không tiếp tục tham dự phiên họp của Hội đồng.

Bước 5. Hội đồng tiến hành đánh giá các hồ sơ tham gia tuyển chọn:

- Các ủy viên phản biện trình bày nhận xét đánh giá từng hồ sơ, đánh giá sự phù hợp giữa các nội dung thực hiện và số nhân lực theo các chức danh, số ngày công lao động; đánh giá sự phù hợp giữa tổng mức kinh phí và các sản phẩm của nhiệm vụ cấp quốc gia; đề xuất những nội dung trong thuyết minh cần loại bỏ, sửa đổi hoặc bổ sung; so sánh giữa các hồ sơ đăng ký cùng 01 nhiệm vụ cấp quốc gia.

- Thư ký khoa học đọc ý kiến nhận xét bằng văn bản của thành viên vắng mặt (nếu có) để Hội đồng tham khảo.

- Hội đồng thảo luận, đánh giá từng hồ sơ theo các nhóm tiêu chí và thang điểm đánh giá quy định tại Điều 12 Thông tư 08/2017/TT-BKHCN, sự phù hợp giữa nội dung thực hiện, thời gian và số nhân lực theo các chức danh, sự phù hợp giữa tổng mức kinh phí và các sản phẩm của nhiệm vụ cấp quốc gia; Hồ sơ thuyết minh là khả thi hoặc không khả thi để đạt được các sản phẩm theo đặt hàng; những nội dung trong thuyết minh cần loại bỏ, sửa đổi hoặc bổ sung.

- Các thành viên hội đồng bỏ phiếu đánh giá chấm điểm cho từng hồ sơ theo phương thức bỏ phiếu kín.

Phiếu đánh giá chấm điểm tại Phụ lục II ban kèm theo Thông tư 08/2017/TT-BKHCN (đề tài: Biểu B2-3a-ĐGĐTCN hoặc Biểu B2-3b- ĐGĐTXH/ĐGĐA; dự án SXTN: Biểu B2-3c-ĐGDA; đề án: Biểu B2-3b- ĐGĐTXH/ĐGĐA). Phiếu đánh giá chấm điểm dự án KHCN được chuẩn bị theo biểu mẫu của từng chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia tương ứng.

- Hội đồng bầu ban kiểm phiếu gồm 03 thành viên của Hội đồng, trong đó có Trưởng ban kiểm phiếu và 02 ủy viên.

Bước 6. Thư ký hành chính của Hội đồng giúp ban kiểm phiếu tổng hợp kết quả bỏ phiếu đánh giá của các thành viên Hội đồng (Biểu B2-4-KPĐG) và xếp hạng các hồ sơ được đánh giá có tổng số điểm trung bình từ cao xuống thấp (Biểu 2-5-THKP).

Bước 7. Ban kiểm phiếu công bố công khai kết quả chấm điểm đánh giá.

Bước 8. Hội đồng kiến nghị tổ chức và cá nhân trúng tuyển hoặc được giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

- Có hồ sơ được xếp hạng với tổng số điểm trung bình của các tiêu chí cao nhất và phải đạt từ 70/100 điểm trở lên, trong đó không có tiêu chí nào có quá 1/3 số thành viên Hội đồng có mặt cho điểm không (0 điểm).

Đối với các hồ sơ có tổng số điểm trung bình bằng nhau thì ưu tiên hồ sơ có cam kết và đối ứng vốn ngoài ngân sách nhà nước nhiều hơn. Đối với các hồ sơ có vốn đối ứng ngoài ngân sách nhà nước bằng nhau hoặc không có vốn đối ứng ngoài ngân sách nhà nước thì ưu tiên hồ sơ có điểm trung bình về năng lực của tổ chức chủ trì và cá nhân chủ nhiệm cao hơn.

- Được ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng có mặt (trong đó có ít nhất 01 ủy viên phản biện) đánh giá tổng mức kinh phí phù hợp với các sản phẩm của nhiệm vụ cấp quốc gia.

Bước 9. Hội đồng kết luận chung về hồ sơ của tổ chức được kiến nghị trúng tuyển hoặc giao trực tiếp:

- Những điểm cần loại bỏ, sửa đổi, bổ sung trong thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, các sản phẩm khoa học và công nghệ chính với những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương ứng phải đạt; sự phù hợp giữa tổng mức kinh phí và các sản phẩm của nhiệm vụ cấp quốc gia;

- Số lượng chuyên gia trong và ngoài nước cần thiết để tham gia thực hiện;

- Phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần.

Bước 10. Thư ký khoa học ghi và hoàn thiện Biên bản họp Hội đồng (Biểu B2-6-BBHĐ).

Bước 11. Hội đồng tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thông qua Biên bản họp Hội đồng.

Nhiệm vụ khoa học và công nghệ Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư là gì? Cách ghi mã số nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư như thế nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh phải thực hiện theo hình thức đặt hàng phải không?
Pháp luật
Tổ thẩm định kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Tài chính có bao nhiêu thành viên?
Pháp luật
Việc gửi đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ đối với cá nhân thuộc Bộ Tài chính được thực hiện thông qua phương thức nào?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Tài chính được đánh giá dựa trên những tiêu chí nào?
Pháp luật
Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Tài chính do ai quyết định thành lập?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Tài chính gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Tổ thẩm định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch làm việc theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Thành phần Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch gồm những ai?
Pháp luật
Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch do ai quyết định thành lập?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1,212 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào