Trình tự đề nghị cho người nước ngoài học tập tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam như thế nào?
Người nước ngoài có được phép theo học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam hay không?
Căn cứ khoản 5 Điều 39 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về việc theo học của người nước ngoài tại cơ sở đào tạo tôn giáo như sau:
Hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo
...
3. Cơ sở đào tạo tôn giáo khi sửa đổi quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tuyển sinh phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương. Văn bản đăng ký nêu rõ lý do, nội dung thay đổi kèm theo quy chế sửa đổi.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Cơ sở đào tạo tôn giáo được hoạt động theo quy chế sửa đổi sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
4. Cơ sở đào tạo tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết quả đào tạo của từng khóa học với cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc khóa học. Văn bản thông báo nêu rõ tên cơ sở đào tạo tôn giáo, khóa đào tạo, số học viên tốt nghiệp.
5. Việc theo học của người nước ngoài tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 49 của Luật này.
Căn cứ khoản 1 Điều 49 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về đối tượng người nước ngoài được học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam như sau:
Người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam
1. Người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam phải là người cư trú hợp pháp ở Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam, tự nguyện đăng ký học và được cơ sở đào tạo tôn giáo gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.
...
Theo quy định trên thì người nước ngoài được phép học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam. Tuy nhiên, cần phải đáp ứng được các điều kiện như sau:
- Người nước ngoài phải là người cư trú hợp pháp ở Việt Nam,
- Tuân thủ pháp luật Việt Nam;
- Tự nguyện đăng ký học;
- Được cơ sở đào tạo tôn giáo gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.
Trình tự đề nghị cho người nước ngoài học tập tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị về việc người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam gồm những giấy tờ nào?
Căn cứ điểm a, điểm b khoản 2 Điều 49 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về hồ sơ đề nghị về việc người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam như sau:
Người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam
...
2. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên cơ sở đào tạo tôn giáo; họ và tên, quốc tịch của người đăng ký học, khóa học, thời gian học;
b) Bản dịch hộ chiếu của người đăng ký học sang tiếng Việt có công chứng.
...
Bên cạnh đó, tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị đinh 162/2017/NĐ-CP có quy định về mẫu đơn đề nghị về việc người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam như sau:
PHỤ LỤC
(Kèm theo Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ)
...
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị về việc người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam gồm:
(1) Văn bản đề nghị về việc người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam theo Mẫu B40 ban hành kèm theo Nghị định 162/2017/NĐ-CP tải về;
Trong văn bản đề nghị phải nêu rõ tên cơ sở đào tạo tôn giáo; họ và tên, quốc tịch của người đăng ký học, khóa học, thời gian học.
(2) Bản dịch hộ chiếu của người đăng ký học sang tiếng Việt có công chứng.
Trình tự đề nghị cho người nước ngoài học tập tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 34 Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BNV năm 2018 thì việc đề nghị cho người nước ngoài học tập tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam có người nước ngoài tự nguyện đăng ký theo học gửi hồ sơ đề nghị đến Ban Tôn giáo Chính phủ.
Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ thông báo qua mạng Internet hoặc văn bản cho tổ chức để hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan (nếu cần) thẩm định hồ sơ,chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam.
Trường hợp từ chối Ban Tôn giáo Chính phủ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?