Trình tự đăng ký mua thẻ bảo hiểm y tế hộ gia đình theo quy định mới nhất hiện nay được thực hiện như thế nào?
Trình tự đăng ký mua thẻ bảo hiểm y tế hộ gia đình theo quy định mới nhất hiện nay được thực hiện như thế nào?
Hiện nay, người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình có thể đăng ký mua tại các đại lý thu bảo hiểm xã hội hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
Theo Công văn 3170/BHXH-BT năm 2015, để mua bảo hiểm y tế hộ gia đình, người dân thực hiện theo trình tự dưới đây:
Bước 1. Kê khai đầy đủ thông tin vào Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế
Người dân điền đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân vào Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế (mẫu TK1-TS) và kê khai toàn bộ thành viên trong hộ gia đình vào Danh sách hộ gia đình tham gia BHYT (mẫu DK01) nhận từ trưởng thôn, xóm, khu phố, ấp, bản.
Bước 2. Nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú
Người dân nộp Tờ khai cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đại lý thu cùng với các giấy tờ sau:
- Bản sao Sổ hộ khẩu;
- Bản chính hoặc bản chụp thẻ bảo hiểm y tế của các thành viên khác trong hộ khẩu đã có thẻ để xác định giảm trừ mức đóng.
Bước 3. Đóng tiền tham gia bảo hiểm y tế
Sau khi nộp hồ sơ, người dân đóng tiền tham gia bảo hiểm y tế theo đúng quy định và nhận giấy hẹn trả kết quả.
Bước 4. Đến cơ quan bảo hiểm xã hội nhận thẻ bảo hiểm y tế
Căn cứ ngày ghi trên giấy hẹn, người dân đến đại lý thu bảo hiểm xã hội hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đã nộp hồ sơ để nhận thẻ bảo hiểm y tế.
Mình đến trực tiếp cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đại lý thu bảo hiểm ở nơi cư trú (xã, phường, thị trấn) để được họ hướng dẫn cụ thể hơn.
Bảo hiểm y tế hộ gia đình (Hình từ Internet)
Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình hiện nay là bao nhiêu?
Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình theo quy định tại điểm e, khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hàng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;
b) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
c) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;
d) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;
đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;
e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.
...
Và từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng (theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Như vậy, mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình hiện nay được thực hiện như sau:
- Người thứ 1: 81 000 đồng/tháng;
- Người thứ 2: 56 700 đồng/tháng;
- Người thứ 3: 48 600 đồng/tháng;
- Người thứ 4: 40 500 đồng/tháng;
- Từ người thứ 5 trở đi: 32 400 đồng/tháng.
Những đối tượng nào phải tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình?
Những đối tượng nào phải tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình được quy định tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1, 2 Điều 2 Nghị định 104/2022/NĐ-CP như sau:
(1) Người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.
(2) Những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.
(3) Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
- Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?