Trình tự cấp giấy phép của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào? Sau khi được cấp phép có bắt buộc phải làm gì không?
Trình tự cấp phép của tổ chức tài chính vi mô
Trình tự cấp giấy phép đối với tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Điều 10 Thông tư 03/2018/TT-NHNN quy định trình tự cấp giấy phép đối với tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như sau:
(1) Ban trù bị lập 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận nguyên tắc theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này gửi Ngân hàng Nhà nước.
(2) Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị chấp thuận nguyên tắc, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị xác nhận đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện.
(3) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày có văn bản xác nhận đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi lấy ý kiến của:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tài chính vi mô dự kiến đặt trụ sở chính về việc thành lập tổ chức tài chính vi mô;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thành viên sáng lập có thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô về hiệu quả hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô đối với sự phát triển của địa phương;
c) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) nơi tổ chức tài chính vi mô dự kiến đặt trụ sở chính về việc thành lập tổ chức tài chính vi mô, danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng Ban và các thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tài chính vi mô (nếu cần thiết);
d) Bộ Ngoại giao, Bộ Công an về việc tham gia góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô của ngân hàng nước ngoài.
(4) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ngân hàng Nhà nước, các đơn vị được lấy ý kiến có văn bản tham gia ý kiến.
(5) Trong thời hạn 80 (tám mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập tổ chức tài chính vi mô và chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng Ban và các thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tài chính vi mô; trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị, trong đó nêu rõ lý do.
(6) Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập tổ chức tài chính vi mô, Ban trù bị lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này gửi Ngân hàng Nhà nước. Quá thời hạn này, Ngân hàng Nhà nước không nhận được hoặc nhận được không đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thì văn bản chấp thuận nguyên tắc không còn giá trị.
Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đầy đủ hồ sơ.
(7) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại khoản 6 Điều này, Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép; trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.
(8) Sau khi được cấp Giấy phép, tổ chức tài chính vi mô tiến hành các thủ tục cần thiết để khai trương hoạt động theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.
Trình tự cấp giấy phép đối với tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Trình tự cấp giấy phép đối với tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được quy định tại Điều 12 Thông tư 03/2018/TT-NHNN như sau:
(1) Ban trù bị lập 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận nguyên tắc theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này gửi Ngân hàng Nhà nước.
(2) Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị xác nhận đã đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện.
(3) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày có văn bản xác nhận đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi lấy ý kiến của:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tài chính vi mô dự kiến đặt trụ sở chính về việc thành lập tổ chức tài chính vi mô;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thành viên sáng lập thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô về hiệu quả hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô đối với sự phát triển của địa phương;
c) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tài chính vi mô dự kiến đặt trụ sở chính về việc thành lập tổ chức tài chính vi mô, danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng Ban và các thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tài chính vi mô (nếu cần thiết);
d) Bộ Ngoại giao, Bộ Công an về việc tham gia góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô của ngân hàng nước ngoài.
(4) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ngân hàng Nhà nước, các đơn vị được lấy ý kiến có văn bản tham gia ý kiến.
(5) Trong thời hạn 80 (tám mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập tổ chức tài chính vi mô và chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng Ban và các thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tài chính vi mô. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị, trong đó nêu rõ lý do.
(6) Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập tổ chức tài chính vi mô, Ban trù bị lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này gửi Ngân hàng Nhà nước. Quá thời hạn này, Ngân hàng Nhà nước không nhận được hoặc nhận được không đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thì văn bản chấp thuận nguyên tắc không còn giá trị.
Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đầy đủ hồ sơ.
(7) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại khoản 6 Điều này, Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép; trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.
(8) Sau khi được cấp Giấy phép, tổ chức tài chính vi mô tiến hành các thủ tục cần thiết để khai trương hoạt động theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.
Sau khi được cấp giấy phép, tổ chức tài chính vi mô có bắt buộc phải hoạt động hay không?
Khoản 3 Điều 26 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định như sau:
"Điều 26. Điều kiện khai trương hoạt động
...
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng phải tiến hành khai trương hoạt động trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép; quá thời hạn này mà không khai trương hoạt động thì Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép."
Khoản 1, 2 Điều 15 Thông tư 03/2018/TT-NHNN cũng quy định về vấn đề này:
"Điều 15. Khai trương hoạt động
1. Tổ chức tài chính vi mô được cấp Giấy phép phải tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tài chính vi mô phải khai trương hoạt động trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép. Tổ chức tài chính vi mô chỉ được tiến hành hoạt động kể từ ngày khai trương hoạt động (trừ trường hợp tổ chức tài chính vi mô được cấp Giấy phép trên cơ sở chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô). Quá thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép, tổ chức tài chính vi mô không khai trương hoạt động thì Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép."
Căn cứ vào những quy định trên, sau khi được cấp giấy phép, tổ chức tài chính vi mô phải tiến hành khai trương hoạt động trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép. Quá thời hạn nêu trên mà tổ chức tài chính vi mô không khai trương hoạt động thì sẽ bị thu hồi giấy phép đã được cấp.
Như vậy, tùy từng loại hình thành lập mà tổ chức tài chính vi mô sẽ cần chuẩn bị những hồ sơ, tài liệu tương ứng và tiến hành đề nghị cấp phép theo trình tự khác nhau. Sau khi được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, tổ chức tài chính vi mô cần tiến hành đăng ký doanh nghiệp và khai trương hoạt động theo quy định của pháp luật trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi điều chỉnh hợp đồng có được điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng mà các bên đã thỏa thuận không?
- Hộ gia đình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được miễn điều chỉnh giấy phép kinh doanh không?
- Thủ tục quyết định đầu tư dự án mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ thuộc cơ quan trung ương quản lý ra sao?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân mới nhất theo Nghị định 126 là mẫu nào? Tải về Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân ở đâu?
- Mẫu biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc chia công ty thế nào? Tải về mẫu biên bản họp đại hội đồng cổ đông?