Trình tự bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định như thế nào? Toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có thể cùng xét xử một vụ án không?
Trình tự bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 71 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia
1. Xem xét tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm Thẩm phán theo quy định của Luật này để đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:
a) Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Trình Chủ tịch nước quyết định bổ nhiệm Thẩm phán các Tòa án khác.
2. Xem xét việc miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán theo quy định của Luật này để đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:
a) Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Trình Chủ tịch nước quyết định miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán các Tòa án khác.
3. Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử, lối sống của Thẩm phán.
Như vậy, Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia có nhiệm vụ xem xét tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn, điều kiện để đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Sau đó, thủ tục bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định tại Điều 72 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Bước 1: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Bước 2: Hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để xem xét, đưa ra tại phiên họp gần nhất của Quốc hội.
Bước 3: Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra tờ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Bước 4: Quốc hội xem xét và ra Nghị quyết phê chuẩn đề nghị việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Bước 5: Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Thủ tục miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thực hiện theo quy định tại Điều 83 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014.
Toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có thể cùng xét xử một vụ án không? (Hình từ Internet)
Toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có thể cùng xét xử một vụ án không?
Căn cứ vào Điều 23 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:
Việc tổ chức xét xử của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 05 Thẩm phán hoặc toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 05 Thẩm phán hoặc toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện theo quy định của luật tố tụng.
Như vậy, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 05 Thẩm phán hoặc toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Theo nguyên tắc bổ nhiệm Thẩm phán thì người không công tác tại Tòa án thì có được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không?
Căn cứ vào Điều 69 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về nguyên tắc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:
Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
a) Đã là Thẩm phán cao cấp từ đủ 05 năm trở lên;
b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng.
2. Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Như vậy, dựa theo nguyên tắc bổ nhiệm Thẩm phán nêu trên thì người không công tác tại các Tòa án cũng có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nếu như đáp ứng được các điều kiện sau:
- Giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương;
- Am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật;
- Giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội;
- Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị học sát hạch để cấp giấy phép lái xe 2025 theo Thông tư 35/2024 như thế nào?
- Giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng do cơ quan nào chủ trì tổ chức? Chi phí tổ chức giám định do ai chi trả?
- Tích tụ đất nông nghiệp có phải phù hợp với đặc điểm về đất đai? Nhà nước có chính sách gì khi thực hiện tích tụ đất nông nghiệp?
- Quy định về thu hồi giấy phép xe tập lái từ 2025 theo Nghị định 160/2024 thế nào? Giấy phép xe tập lái và thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái ra sao?
- Mạng lưới tư vấn viên là gì? Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mạng lưới tư vấn viên nhằm mục đích?