Trình độ chuẩn của giáo viên mầm non được quy định thế nào? Lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non được thực hiện thế nào?
Trình độ chuẩn của giáo viên mầm non được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như sau:
Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
....
Theo đó, trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên mầm non là có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Giáo viên mầm non (Hình từ Internet)
Lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non được thực hiện thế nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định về lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non như sau:
Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non
1. Lộ trình thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030.
2. Lộ trình được thực hiện thành hai giai đoạn:
a) Giai đoạn 1: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, bảo đảm đạt ít nhất 60% số giáo viên mầm non đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm;
b) Giai đoạn 2: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030, thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên mầm non hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm.
Theo đó, lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non được thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030.
Lộ trình được thực hiện thành hai giai đoạn là:
- Giai đoạn 1: từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025;
- Giai đoạn 2: từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030 được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 4 nêu trên.
Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định về kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên như sau:
Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên
1. Căn cứ vào định hướng, mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên của cả nước, địa phương, nhu cầu sử dụng giáo viên và chỉ tiêu cần đạt quy định tại các điều 4, 5 và 6 Nghị định này, việc xây dựng kế hoạch được thực hiện như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành kế hoạch hàng năm thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở;
b) Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch 5 năm theo lộ trình 2020 - 2025 và 2026 - 2030.
2. Xây dựng kế hoạch:
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch 5 năm theo lộ trình 2020 - 2025 và 2026 - 2030, gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm căn cứ xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm;
b) Hàng năm, các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông xây dựng kế hoạch, gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) ban hành kế hoạch và gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục - Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu (sau đây gọi chung là Sở Giáo dục và Đào tạo);
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành kế hoạch hàng năm do Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu, đề xuất trên cơ sở kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch hàng năm của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi kế hoạch về Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, theo dõi và chỉ đạo tổ chức thực hiện.
3. Nội dung chính của kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm bao gồm:
a) Mục tiêu, nguyên tắc, cách thức chọn cử giáo viên tham gia đào tạo;
b) Xác định lộ trình; số lượng giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở phải thực hiện đào tạo nâng trình độ chuẩn từng năm và cả lộ trình;
c) Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân trong triển khai thực hiện kế hoạch.
...
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch 5 năm theo lộ trình 2020 - 2025 và 2026 - 2030, gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm căn cứ xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm.
Nội dung chính của kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm bao gồm các nội dung được quy định tại khoản 3 Điều 8 nêu trên. Trong đó có mục tiêu, nguyên tắc, cách thức chọn cử giáo viên tham gia đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?