Triển khai các biện pháp thu hồi nợ đọng thuế bảo vệ môi trường theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế như thế nào?

Triển khai các biện pháp thu hồi nợ đọng thuế bảo vệ môi trường theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế như thế nào? Câu hỏi của bạn Nga ở Trà Vinh.

Giải pháp giảm số tiền nợ đọng thuế, thu hồi đầy đủ tiền nợ thuế bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là gì?

Căn cứ tại Công văn 2124/TCT-QLN năm 2023 hướng dẫn triển khai thực hiện các giải pháp giảm số tiền nợ đọng thuế, thu hồi đầy đủ tiền nợ thuế BVMT.

- Để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2023, giảm số tiền nợ đọng thuế, thu hồi đầy đủ tiền nợ thuế bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vào ngân sách nhà nước.Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện ngay các giải pháp sau đây:

+ Đối với doanh nghiệp chỉ có khoản nợ đến 90 ngày: Thường xuyên thực hiện các biện pháp đôn đốc (gọi điện thoại, nhắn tin, gửi thư điện tử, mời lên làm việc, ban hành đầy đủ thông báo tiền thuế nợ gửi người nộp thuế) để yêu cầu người nộp thuế nộp tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước, không để nợ thuế dây dưa, kéo dài, hạn chế nợ mới phát sinh.

+ Đối với doanh nghiệp nợ thuế đã quá thời hạn nộp từ 91 ngày trở lên: Cục Thuế triển khai áp dụng ngay biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản đối với 100% doanh nghiệp nợ thuế bảo vệ môi trường trên địa bản.

Sau thời gian áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản mà chưa thu đủ số tiền thuế nợ thi Cục Thuế tiếp tục ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn hoặc các biện pháp cưỡng chế tiếp theo theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Triển khai các biện pháp thu hồi nợ đọng thuế bảo vệ môi trường theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế như thế nào?

Các biện pháp cưỡng chế thuế bảo vệ môi trường là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 215/2013/TT-BTC một số cụm từ bị thay thế bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 87/2018/TT-BTC quy định về các biện pháp cưỡng chế thuế bảo vệ môi trường như sau:

Các biện pháp cưỡng chế
1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (sau đây gọi chung là biện pháp cưỡng chế)
a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản.
b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.
c) Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
d) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
đ) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.
e) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì các biện pháp cưỡng chế thuế bảo vệ môi trường gồm có:

- Trích từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản.

- Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.

- Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

- Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.

- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.

- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

Kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu được quy định như thế nào?

Căn cứ điểm 2.2 khoản 2 Điều 7 Thông tư 152/2011/TT-BTC được bổ sung bởi Điều 4 Thông tư 159/2012/TT-BTC quy định về việc thực hiện đăng ký, kê khai nộp thuế bảo vệ môi trường vào ngân sách nhà nước tại cơ quan thuế địa phương nơi kê khai, nộp thuế giá trị giá tăng, cụ thể như sau:

- Các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối trực tiếp nhập khẩu, sản xuất, chế biến xăng dầu thực hiện kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi các đơn vị đầu mối đóng trụ sở chính đối với lượng xăng dầu do các đơn vị này trực tiếp xuất, bán bao gồm xuất để tiêu dùng nội bộ, xuất để trao đổi sản phẩm hàng hoá khác, xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác, bán cho tổ chức, cá nhân khác ngoài hệ thống của đơn vị đầu mối; trừ lượng xăng dầu xuất bán và nhập khẩu uỷ thác cho công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối khác.

- Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc đơn vị đầu mối; các Chi nhánh trực thuộc đơn vị đầu mối; các Công ty cổ phần do đơn vị đầu mối nắm cổ phần chi phối hoặc các Chi nhánh trực thuộc các đơn vị thành viên, các Chi nhánh trực thuộc các Công ty cổ phần nêu trên thực hiện kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi các đơn vị thành viên đóng trụ sở chính đối với lượng xăng dầu do các đơn vị thành viên xuất, bán cho tổ chức, cá nhân khác ngoài hệ thống.

- Tổ chức khác trực tiếp nhập khẩu, sản xuất, chế biến xăng dầu thực hiện kê khai, nộp thuế tại cơ quan thuế địa phương nơi kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng khi xuất, bán xăng dầu.

- Đối với các trường hợp xăng dầu dùng làm nguyên liệu pha chế xăng sinh học mà chưa kê khai nộp thuế bảo vệ môi trường thì khi xuất bán xăng sinh học đơn vị bán xăng sinh học phải kê khai nộp thuế bảo vệ môi trường theo quy định.

- Trường hợp xăng, dầu, mỡ nhờn nhập khẩu về sử dụng cho mục đích khác không phải để bán; dầu nhờn, mỡ nhờn được đóng gói riêng khi nhập khẩu kèm với vật tư, phụ tùng cho máy bay hoặc kèm với máy móc, thiết bị thì người nộp thuế kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường với cơ quan hải quan.

- Xăng dầu được xuất, bán ra theo sản lượng ghi trên hoá đơn, chứng từ xuất, bán thì người nộp thuế phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường theo sản lượng ghi trên hoá đơn, chứng từ xuất, bán đó.

Thu hồi nợ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Ngân hàng gọi điện cho vợ nhắc trả nợ cho chồng đúng hay không?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại có quyền thực hiện biện pháp thu hồi nợ trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn không?
Pháp luật
Trường hợp nào ngân hàng được thu hồi nợ trước hạn? Trong văn bản thỏa thuận cho vay phải thể hiện được những nội dung gì?
Pháp luật
Giao dịch vốn là gì? Hoạt động cho vay thu hồi nợ nước ngoài của Chính phủ trong giao dịch vốn được phân loại ra sao?
Pháp luật
Triển khai các biện pháp thu hồi nợ đọng thuế bảo vệ môi trường theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế như thế nào?
Pháp luật
Việc thu hồi nợ từ hoạt động cho ngân sách nhà nước vay được thực hiện như thế nào? Tiền lời từ hoạt động đầu tư này được sử dụng thế nào?
Pháp luật
Tổng cục Thuế triển khai các biện pháp thu hồi nợ và xử lý nợ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2022?
Pháp luật
Đăng ký thay đổi khoản thu hồi nợ bảo lãnh được thực hiện trong trường hợp nào? Hồ sơ đăng ký và thủ tục đăng ký được quy định ra sao?
Pháp luật
Việc đăng ký khoản thu hồi nợ bảo lãnh được thực hiện theo trình tự, thủ tục nào? Cần chuẩn bị những hồ sơ gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thu hồi nợ
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
1,286 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thu hồi nợ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thu hồi nợ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào