Trên tàu biển Việt Nam có bao nhiêu chức danh thủy thủ? Thủy thủ trên tàu biển sẽ có các nhiệm vụ gì?

Cho tôi hỏi trên tàu biển Việt Nam hiện nay có bao nhiêu chức danh thủy thủ? Có cần bố trí đủ các chức danh đó trên tàu hay không? Thủy thủ trên tàu biển sẽ có các nhiệm vụ gì? Câu hỏi của anh Tuấn (Bình Định).

Trên tàu biển Việt Nam có bao nhiêu chức danh thủy thủ?

Về các chức danh thuyền viên trên tàu biển Việt Nam được quy định tại Điều 3 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT như sau:

Chức danh thuyền viên
1. Chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam bao gồm: thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai, sỹ quan boong (phó hai, phó ba), sỹ quan máy (máy ba, máy tư), thuyền phó hành khách, sỹ quan thông tin vô tuyến, sỹ quan kỹ thuật điện, sỹ quan an ninh tàu biển, sỹ quan máy lạnh, thủy thủ trưởng, thủy thủ phó, thủy thủ trực ca (AB, OS), thợ máy chính, thợ máy trực ca (AB, Oiler), thợ kỹ thuật điện, nhân viên thông tin vô tuyến, quản trị, bác sỹ hoặc nhân viên y tế, bếp trưởng, cấp dưỡng, nhân viên phục vụ, thợ máy lạnh, thợ bơm.
Tùy thuộc vào loại tàu, đặc tính kỹ thuật và mục đích sử dụng, chủ tàu bố trí các chức danh phù hợp với định biên của tàu.
2. Đối với các chức danh không quy định cụ thể tại khoản 1 Điều này, thì chủ tàu căn cứ vào điều kiện kỹ thuật và mục đích sử dụng của tàu để bố trí các chức danh và quy định nhiệm vụ theo chức danh đó.

Theo đó các chức danh thủy thủ trên tàu biển Việt Nam bao gồm:

- Thủy thủ trưởng

- Thủy thủ phó

- Thủy thủ trực ca (AB, OS).

Việc bố trí các chức danh này trên tàu biển Việt Nam sẽ còn tùy thuộc vào loại tàu, đặc tính kỹ thuật và mục đích sử dụng mà chủ tàu bố trí các chức danh phù hợp với định biên của tàu.

Trên tàu biển Việt Nam có bao nhiêu chức danh thủy thủ?

Trên tàu biển Việt Nam có bao nhiêu chức danh thủy thủ? (Hình từ Internet)

Thủy thủ trưởng trên tàu biển Việt Nam có nhiệm vụ gì?

Tại Điều 17 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định thủy thủ trưởng chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của đại phó. Thủy thủ trưởng có nhiệm vụ sau đây:

(1) Phân công và điều hành công việc của thủy thủ.

(2) Kiểm tra và theo dõi việc bảo quản vỏ tàu, các loại dây, trang thiết bị của các hệ thống neo, cần cẩu, phương tiện cứu sinh, cứu hỏa, cứu thủng tàu, các kho để vật tư dụng cụ và vật tư kỹ thuật, các tài sản khác của tàu do bộ phận boong quản lý.

(3) Kiểm tra trật tự, vệ sinh trên boong; hướng dẫn thủy thủ thực hiện đúng quy định về an toàn lao động trên tàu, đặc biệt chú ý khi thực hiện các công việc trên cao, ngoài mạn tàu, trong hầm hàng, hầm nước dằn, các két và khi tàu ra, vào cảng.

(4) Lập và trình đại phó kế hoạch làm việc hàng ngày của bộ phận boong và tổ chức thực hiện có hiệu quả các công việc đó.

(5) Theo dõi và kiểm tra hệ thống đường ống trên boong, lỗ đo nước la canh hầm hàng, lỗ ống lỉn và các hệ thống van nước.

(6) Lập và trình đại phó bản dự trù vật tư kỹ thuật cho bộ phận boong và tổ chức quản lý, sử dụng hợp lý các vật tư được cấp.

(7) Lập và trình đại phó kế hoạch sửa chữa, bảo quản máy tời, cần cẩu, ròng rọc, pa lăng, ma ní, dây làm hàng, dây buộc tàu và các trang thiết bị khác trên boong.

(8) Quản lý và sử dụng theo đúng quy trình kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị và các dụng cụ thuộc bộ phận mình quản lý.

(9) Trước khi tàu rời cảng, phải tổ chức chằng buộc chắc chắn các dụng cụ, thiết bị và hàng hóa chở trên boong, đóng hầm hàng, cửa kín nước, phủ bạt đậy hầm hàng, đóng nêm và xiết chặt tăng dơ theo đúng quy định.

(10) Thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các phương tiện cứu sinh, cứu hỏa, cứu thủng tàu và các trang thiết bị khác.

(11) Khi tàu hành trình gặp thời tiết xấu phải kiểm tra hàng hóa, vật tư trên boong và trong kho, xuồng cứu sinh, các cửa kín nước, nếu thấy cần thiết phải tiến hành chằng buộc gia cố lại.

(12) Khi xếp dỡ hàng siêu trường, siêu trọng, phải chuẩn bị thiết bị cẩu và trực tiếp điều khiển công việc cẩu hàng dưới sự giám sát của đại phó hoặc sỹ quan boong trực ca.

(13) Khi tàu cập hoặc rời cầu hay đến gần khu vực neo đậu hoặc qua các khu vực nguy hiểm, thủy thủ trưởng phải có mặt ở phía mũi tàu để thực hiện nhiệm vụ.

(14) Đảm nhiệm nhiệm vụ của thủy thủ phó khi trên tàu không bố trí chức danh thủy thủ phó.

(15) Trường hợp cần thiết, đảm nhiệm trực ca hoặc đốc ca theo sự phân công của đại phó.

Thủy thủ phó trên tàu biển Việt Nam phải thực hiện các nhiệm vụ gì?

Tại Điều 18 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định thủy thủ phó trên tàu biển Việt Nam chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thủy thủ trưởng. Thủy thủ phó có nhiệm vụ sau đây:

(1) Quản lý các kho, bảo quản bạt đậy hầm hàng, các áo bạt che các máy móc, thiết bị trên boong, các dụng cụ và tài sản khác thuộc bộ phận boong; tiếp nhận, bảo quản, cấp phát và thu hồi vật tư;

(2) Bảo quản các dụng cụ và thiết bị cứu hỏa, trừ trang bị cứu hỏa ở buồng máy;

(3) Phụ trách dây, pha chế sơn, điều khiển các máy móc trên boong như máy tời, cần cẩu và theo dõi hệ thống đèn pha, đèn cột, đèn hành trình;

(4) Thực hiện công việc mộc, làm thang dây và điều khiển xuồng cứu sinh;

(5) Trực tiếp nhận nước ngọt, kiểm tra và đo nước ngọt, nước dằn, nước la canh hầm hàng và ghi chép số liệu theo dõi hàng ngày;

(6) Khi tàu ra, vào cảng, thủy thủ phó phải có mặt ở phía lái tàu để thực hiện nhiệm vụ;

(7) Khi cần thiết, thủy thủ phó tham gia trực ca và đốc ca theo sự phân công của đại phó.

Trường hợp trên tàu không bố trí chức danh thủy thủ phó thì công việc của thủy thủ phó do thủy thủ khác đảm nhiệm theo sự phân công của đại phó.

Nhiệm vụ của thủy thủ trực ca trên tàu biển Việt Nam là gì?

Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT thủy thủ trực ca trên tàu biển Việt Nam được chia thành thủy thủ trực ca AB và thủy thủ trực ca OS chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thủy thủ trưởng và sự phân công trực tiếp của sỹ quan trực ca boong.

(1) Thủy thủ trực ca OS có nhiệm vụ sau đây:

- Bảo quản, bảo dưỡng vỏ, boong tàu, các máy móc thiết bị khác theo sự phân công của thủy thủ trưởng hoặc thủy thủ phó;

- Theo dõi việc xếp dỡ hàng hóa, kịp thời phát hiện những bao bì hư hỏng, khiếm khuyết, xếp dỡ không đúng quy định và báo cáo sỹ quan boong trực ca biết để xử lý. Nắm vững công việc khi tàu ra, vào cảng, đóng mở hầm hàng, làm dây, nâng và hạ cần cẩu, đo nước, bảo quản, đưa đón hoa tiêu lên và rời tàu, thông thạo thông tin tín hiệu bằng cờ và đèn;

- Nắm vững cấu trúc, đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tàu, các nơi quy định đặt các thiết bị cứu hỏa, cứu sinh, cứu thủng tàu, bảo quản và sử dụng các trang thiết bị đó đúng quy định;

- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của tàu về chế độ làm việc, ăn ở, sinh hoạt, an ninh, trật tự và vệ sinh trên tàu;

- Nếu thủy thủ được đào tạo và huấn luyện về kỹ thuật lặn thì khi thực hiện công việc dưới nước theo sự phân công của đại phó hoặc thủy thủ trưởng phải đảm bảo an toàn và hoàn thành nhiệm vụ được giao;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do thủy thủ trưởng phân công.

(2) Thủy thủ trực ca AB có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của thủy thủ trực ca OS và các nhiệm vụ sau:

- Nhiệm vụ trực ca, chấp hành mệnh lệnh của sỹ quan boong trực ca;

- Lái tàu khi được yêu cầu.

Tàu biển TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TÀU BIỂN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tàu biển đã qua sử dụng có thuộc vào danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu hay xuất khẩu có điều kiện không? Nếu không thì thủ tục xuất khẩu như thế nào?
Pháp luật
Chủ tàu biển không được sử dụng tên cơ quan nhà nước để đặt tên cho tàu biển của mình có đúng không?
Pháp luật
Tàu biển đã qua sử dụng sẽ bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam để phá dỡ đúng không? Loại tàu biển nào đã qua sử dụng được phép nhập khẩu để phá dỡ?
Pháp luật
Tàu tuần tra TT120 phải bố trí bao nhiêu chức danh Thợ máy? Thợ máy tàu tuần tra TT120 thực hiện những nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Chủ tàu biển không thực hiện đăng ký thay đổi địa chỉ chủ tàu có thể bị xử phạt thế nào theo quy định?
Pháp luật
Có được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% đối với tàu biển quốc tế được bán cho cá nhân nước ngoài?
Pháp luật
Thủ tục đăng ký thay đổi về thông số kỹ thuật, công dụng của tàu thực hiện như thế nào mới nhất?
Pháp luật
Tuổi của tàu biển được tính như thế nào? Giới hạn tuổi của tàu biển được đăng ký tại Việt Nam ra sao?
Pháp luật
Hồ sơ quyết định mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước gồm những gì? Quy trình mua tàu biển thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở đóng tàu loại 2 là gì? Cơ sở đóng tàu loại 2 có hệ thống quản lý chất lượng được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàu biển
23,356 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tàu biển

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tàu biển

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào