Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và được nhận nuôi thì xác định dân tộc như thế nào? Tìm lại được cha mẹ đẻ có được xác định lại dân tộc theo cha mẹ đẻ không?
Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và được nhận nuôi thì xác định dân tộc như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền xác định, xác định lại dân tộc như sau:
Quyền xác định, xác định lại dân tộc
...
2. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
...
Theo đó, cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ.
- Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi.
Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó.
- Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và được nhận nuôi thì xác định dân tộc như thế nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp đã tìm lại được cha mẹ đẻ, người được nhận làm con nuôi có được xác định lại dân tộc theo cha mẹ đẻ hay không?
Theo khoản 3 Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền xác định, xác định lại dân tộc như sau:
Quyền xác định, xác định lại dân tộc
...
3. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây:
a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;
b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.
...
Theo đó, người được nhận làm con nuôi có quyền xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.
Quan hệ nhân thân giữa con nuôi và cha mẹ nuôi sẽ chấm dứt trong những trường hợp nào?
Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi được quy định tại Điều 25 Luật Nuôi con nuôi 2010 như sau:
Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi
Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này.
Theo đó, việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
- Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
- Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
- Vi phạm quy định tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010, cụ thể như sau:
+ Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
+ Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
+ Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
+ Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
+ Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
+ Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
+ Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có thể sử dụng thông tin trong hồ sơ địa chính bằng cách nào? Văn phòng đăng ký đất đai chủ trì việc bàn giao hồ sơ địa chính cho ai?
- Kiểm kê đất đai chuyên đề là gì? Phạm vi kiểm kê đất đai chuyên đề như thế nào? Nội dung kiểm kê đất đai chuyên đề do ai quyết định?
- Người dân khi phản ánh thông tin ở cơ sở qua ứng dụng nhắn tin trên Internet có phải dùng tên thật không?
- 04 lĩnh vực hoạt động của cơ quan nhà nước ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử là gì?
- Dịch vụ công trực tuyến toàn trình là gì? 02 mức độ cung cấp của dịch vụ công trực tuyến là gì?