Trẻ em học ở trường mầm non là trẻ em khuyết tật vượt quá độ tuổi trẻ em mầm non theo quy định thì có được học không?

Con tôi đã hơn 7 tuổi thì có được học tại trường mầm non nữa không? Do hiện tại cháu đang học lớp 1 nhưng khả năng nhận thức của cháu rất kém do cháu mắc chứng tự kỷ, tăng động, tôi đã đưa cháu đi khám và được bác sỹ kết luận như vậy và cháu cũng đã được dùng thuốc. Đồng thời tôi cũng làm giấy chứng nhận khuyết tật cho cháu. Tôi nghĩ với khả năng nhận thức hiện tại cháu không thể học được chương trình tiểu học, vì vậy tôi muốn cho cháu học lại mẫu giáo tại 1 trường công lập hoặc dân lập thì có được không?

Trẻ em khuyết tật vượt quá độ tuổi mầm non thì có được nhập học không?

Theo Điều 81 Luật Giáo dục 2019 quy định về quyền của trẻ em và chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non như sau:

- Trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non có các quyền sau đây:

+ Được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; được chăm sóc sức khỏe và bảo vệ theo quy định của Luật Trẻ em và quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Được miễn, giảm giá vé đối với các dịch vụ vui chơi, giải trí công cộng.

Và tại Điều 83 Luật Giáo dục 2019 quy định về quyền của người học như sau:

- Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

- Được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.

- Được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật.

- Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

- Được cấp văn bằng, chứng chỉ, xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.

- Được tham gia hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.

- Được sử dụng cơ sở vật chất, thư viện, trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của cơ sở giáo dục.

- Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với cơ sở giáo dục các giải pháp góp phần xây dựng cơ sở giáo dục, bảo vệ quyền, lợi ích của người học.

- Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.

- Được cử người đại diện tham gia hội đồng trường theo quy định.

Theo quy định trên, ta thấy trẻ em mầm non được hưởng quyền và chính sách hỗ trợ theo quy định. Trong đó, trẻ em có quyền được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật. Như vậy, đối với trẻ em học ở trường mầm non là người khuyết tật thì được quyền học khi đã vượt độ tuổi quy định.

Trẻ em khuyết tật học ở trường mầm non

Trẻ em khuyết tật học ở trường mầm non

Trẻ em mầm non có nhiệm vụ gì?

Nhiệm vụ của trẻ em mầm non được quy định tại Điều 82 Luật Giáo dục 2019 như sau:

- Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục.

- Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và người lao động của cơ sở giáo dục; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ, quy chế của cơ sở giáo dục; chấp hành quy định của pháp luật.

- Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực.

- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở giáo dục.

- Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của cơ sở giáo dục.

Trẻ em mầm non được bảo đảm về giáo dục như thế nào?

Theo Điều 44 Luật Trẻ em 2016 quy định trách nhiệm bảo đảm về giáo dục cho trẻ em như sau:

- Nhà nước có chính sách hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được đi học, giảm thiểu tình trạng trẻ em bỏ học; có chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tiếp cận giáo dục phổ cập, giáo dục hòa nhập, được học nghề và giới thiệu việc làm phù hợp với độ tuổi và pháp luật về lao động.

- Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, bảo đảm công bằng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi trẻ em; giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật; có chính sách miễn, giảm học phí cho từng nhóm đối tượng trẻ em phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

- Chương trình, nội dung giáo dục phải phù hợp với từng độ tuổi, từng nhóm đối tượng trẻ em, bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện và yêu cầu hội nhập; chú trọng giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc và phát triển nhân cách, kỹ năng sống, tài năng, năng khiếu của trẻ em; giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho trẻ em.

- Nhà nước quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

- Nhà nước có chính sách phù hợp để phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và chính sách hỗ trợ để trẻ em trong độ tuổi được giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ; khuyến khích, thu hút các nguồn đầu tư khác để phát triển giáo dục, đào tạo.

Như vậy, ta thấy trẻ em mầm non khi học tại trường mầm non được hưởng các quyền và có nhiệm vụ theo quy định. Trong đó, trẻ em mầm non vượt độ tuổi quy định vẫn được quyền học tập tại trường mầm non theo quyền lợi của mình.

Trẻ em khuyết tật
Trẻ em mầm non
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nhiệm vụ của trẻ em mầm non được quy định ra sao?
Pháp luật
Hộ gia đình nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu sổ điểm danh trẻ em mầm non đến lớp? Trẻ em từ bao nhiêu tuổi được nhận vào trường mầm non?
Pháp luật
Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội hàng tháng dành cho trẻ em khuyết tật vận động nặng mới nhất là mẫu nào?
Pháp luật
Lớp mẫu giáo độc lập có được nhận chăm sóc và giáo dục trẻ em khuyết tật học hòa nhập hay không?
Pháp luật
Quy định của pháp luật về chính sách trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp như thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động tại khu công nghiệp được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trẻ em học ở trường mầm non là trẻ em khuyết tật vượt quá độ tuổi trẻ em mầm non theo quy định thì có được học không?
Pháp luật
Trẻ em mầm non học tập ở trường có được tổ chức kiểm tra sức khỏe không? Số lần cân đo trẻ em mầm non tại trường trong năm học là bao nhiêu?
Pháp luật
Tải về mẫu Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội hàng tháng đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng ở đâu?
Pháp luật
Trẻ em khuyết tật đi học mẫu giáo có thuộc nhóm đối tượng được miễn đóng học phí theo quy định hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trẻ em khuyết tật
Trần Thị Huyền Trân Lưu bài viết
4,646 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trẻ em khuyết tật Trẻ em mầm non

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trẻ em khuyết tật Xem toàn bộ văn bản về Trẻ em mầm non

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào