Trâu bò nhập khẩu từ Lào vào Việt Nam được thu gom phải đáp ứng điều kiện nào? Đơn vị nào tổ chức thực hiện việc kiểm dịch này?
Trâu bò nhập khẩu từ Lào vào Việt Nam được thu gom phải đáp ứng điều kiện nào?
Trâu bò nhập khẩu từ Lào vào Việt Nam được thu gom phải đáp ứng điều kiện được quy định tại Điều 5 Thông tư 27/2009/TT-BNN như sau:
Điều kiện đối với trâu, bò nhập khẩu được thu gom
1. Trâu, bò nhập khẩu chỉ được phép sử dụng với mục đích giết mổ.
2. Toàn bộ số trâu, bò được thu gom phải được đưa vào nơi nuôi cách ly kiểm dịch tại khu vực thuộc các xã biên giới và đảm bảo các yêu cầu nêu tại khoản 3, Điều 4 của Thông tư này.
3. Chủ hàng phải khai báo và làm thủ tục kiểm dịch đối với trâu, bò được thu gom sau nhập khẩu tại Chi cục Thú y sở tại.
Như vậy, theo quy định trên thì trâu bò nhập khẩu từ Lào vào Việt Nam được thu gom phải đáp ứng điều kiện sau:
- Trâu, bò nhập khẩu chỉ được phép sử dụng với mục đích giết mổ.
- Toàn bộ số trâu, bò được thu gom phải được đưa vào nơi nuôi cách ly kiểm dịch tại khu vực thuộc các xã biên giới và đảm bảo các yêu cầu nêu tại khoản 3, Điều 4 của Thông tư này.
- Chủ hàng phải khai báo và làm thủ tục kiểm dịch đối với trâu, bò được thu gom sau nhập khẩu tại Chi cục Thú y sở tại.
Trâu bò nhập khẩu từ Lào vào Việt Nam được thu gom phải đáp ứng điều kiện nào? Đơn vị nào tổ chức thực hiện việc kiểm dịch này? (Hình từ Internet)
Đơn vị nào tổ chức thực hiện việc kiểm dịch trâu bò thu gom nhập khẩu từ Lào vào Việt Nam?
Đơn vị nào tổ chức thực hiện việc kiểm dịch trâu bò thu gom nhập khẩu từ Lào vào Việt Nam, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 27/2009/TT-BNN, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 53/2014/TT-BNNPTNT, khoản 2 Điều 1 Thông tư 53/2014/TT-BNNPTNT như sau:
Kiểm dịch đối với trâu, bò thu gom sau nhập khẩu
1. Chi cục Thú y các tỉnh biên giới tổ chức thực hiện việc kiểm dịch đối với trâu, bò thu gom sau nhập khẩu.
2. Nội dung kiểm dịch tại nơi cách ly kiểm dịch:
Sau khi đàn trâu, bò được đưa về nơi cách ly kiểm dịch 1 – 2 ngày, Chi cục Thú y thực hiện:
a) Theo dõi và kiểm tra lâm sàng sức khỏe đàn trâu, bò;
b) Đánh dấu trâu, bò bằng cách bấm thẻ tai theo quy định tại Quyết định số 70/2006/QĐ-BNN ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 49/2006/QĐ-BNN ngày 13 tháng 6 năm 2006 đối với việc đánh dấu gia súc vận chuyển trong nước;
c) Kiểm tra các bệnh: Sẩy thai truyền nhiễm, Xoắn khuẩn, Lao bò, Lở mồm long móng (LMLM) đối với từng lô trâu, bò theo tỷ lệ lưu hành ước tính là 10% (theo phụ lục Thông tư này), nếu kết quả kiểm tra âm tính thì được phép giết mổ;
d) Xử lý đàn trâu bò có kết quả kiểm tra dương tính: Nếu dương tính với bệnh LMLM thì phải cách ly, tiêm phòng vắc xin LMLM tam giá cho toàn đàn; đối với bệnh Sẩy thai truyền nhiễm, Xoắn khuẩn thì điều trị toàn đàn hoặc kiểm tra từng con trâu, bò và điều trị những con có kết quả dương tính; thời gian theo dõi cách ly kiểm dịch từ 15 đến 21 ngày, trường hợp thời gian cách ly kiểm dịch quá thời hạn thì Chi cục Thú y phải thông báo cho chủ hàng biết rõ lý do;
Riêng đối với bệnh Lao bò thì phải cách ly và kiểm tra lại từng con, nếu dương tính thì phải giết mổ bắt buộc và xử lý nhiệt đối với thân thịt không có bệnh tích Lao bò trước khi sử dụng làm thực phẩm hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng làm thức ăn chăn nuôi; đối với nội tạng, phụ phẩm và thân thịt có bệnh tích phải tiêu hủy;
đ) Thông báo kết thúc thời gian nuôi cách ly kiểm dịch đối với trâu, bò nhập khẩu đáp ứng các điều kiện sau: Khỏe mạnh về lâm sàng, đáp ứng yêu cầu quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều này, đã được phun tắm thuốc diệt ký sinh trùng ngoài da; nếu trâu, bò không đảm bảo các điều kiện để công bố kết thúc thời gian nuôi cách ly kiểm dịch thì Chi cục Thú y báo cáo về Cục Thú y để hướng dẫn xử lý kịp thời.
Như vậy, theo quy định trên thì Chi cục Thú y các tỉnh biên giới tổ chức thực hiện việc kiểm dịch trâu bò thu gom nhập khẩu từ Lào vào Việt Nam.
Chủ hàng nhập khẩu trâu bò từ Lào vào Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc kiểm dịch?
Chủ hàng nhập khẩu trâu bò từ Lào vào Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc kiểm dịch, thì theo quy định tại Điều 9 Thông tư 27/2009/TT-BNN như sau:
Trách nhiệm của chủ hàng
1. Chỉ mua trâu, bò từ các cơ sở chăn nuôi có địa chỉ rõ ràng, tại các vùng an toàn, không có dịch bệnh của nước xuất khẩu.
2. Thực hiện việc khai báo, nuôi cách ly kiểm dịch theo đúng hướng dẫn tại Thông tư này.
3. Khai báo ngay với cơ quan thú y, khi phát hiện trâu, bò có hiện tượng ốm, bỏ ăn hoặc chết vì bất cứ lý do gì.
4. Chịu trách nhiệm chi phí cho việc nuôi cách ly kiểm dịch và các chi phí liên quan đến việc kiểm dịch nhập khẩu trâu, bò; đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về kinh tế, chi phí phòng chống dịch và bị xử lý theo quy định của pháp luật, nếu không thực hiện đúng các quy định hiện hành để dịch bệnh lây lan.
Theo đó, trong việc kiểm dịch trâu bò nhập khẩu từ Lào và Việt Nam thì chủ hàng có các trách nhiệm như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?
- Nghiêm cấm thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nào theo quy định pháp luật ngoại thương?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm các tổ chức nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?