Trao đổi thông tin về doanh nghiệp giữa Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thông tin thuế dựa trên những nguyên tắc nào?
Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là gì?
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp quy định tại khoản 19 Điều 4 Luật Doanh nghiệp là hệ thống thông tin nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và vận hành để gửi, nhận, lưu trữ, hiển thị hoặc thực hiện các nghiệp vụ khác đối với dữ liệu để phục vụ công tác đăng ký doanh nghiệp.
Theo khoản 19 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu liên quan và hạ tầng kỹ thuật hệ thống.
Theo đó, Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được hiểu là hệ thống thông tin nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và vận hành để gửi, nhận, lưu trữ, hiển thị hoặc thực hiện các nghiệp vụ khác đối với dữ liệu để phục vụ công tác đăng ký doanh nghiệp.
Thế nào là Hệ thống thông tin thuế?
Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-BKHĐT-BTC quy định như sau:
Hệ thống thông tin thuế bao gồm Hệ thống thông tin đăng ký thuế và Hệ thống thông tin báo cáo tài chính của Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính.
Theo đó, Hệ thống thông tin thuế bao gồm: Hệ thống thông tin đăng ký thuế và Hệ thống thông tin báo cáo tài chính của Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính.
Trao đổi thông tin về doanh nghiệp giữa Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thông tin thuế dựa trên những nguyên tắc nào?
Trao đổi thông tin về doanh nghiệp giữa Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thông tin thuế dựa trên những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-BKHĐT-BTC quy định như sau:
Nguyên tắc trao đổi thông tin
1. Các cơ quan quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 Thông tư này có trách nhiệm như sau:
a) Chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin cung cấp so với thông tin trong Hệ thống do mình quản lý;
b) Chịu trách nhiệm thực hiện việc trao đổi thông tin kịp thời, chính xác theo yêu cầu; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất dữ liệu giữa hai Hệ thống;
c) Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng thông tin được cung cấp theo đúng quy định của pháp luật.
2. Thông tin trao đổi giữa Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thông tin thuế có giá trị pháp lý như thông tin trao đổi bằng bản giấy.
Theo khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-BKHĐT-BTC quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng cho các đối tượng sau:
1. Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính;
2. Cục Quản lý đăng ký kinh doanh thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
3. Cục Thuế, Chi cục Thuế;
4. Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh);
...
Căn cứ trên quy định việc trao đổi thông tin về doanh nghiệp giữa Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thông tin thuế dựa trên những nguyên tắc sau đây:
- Các cơ quan theo quy định có trách nhiệm như sau:
+ Chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin cung cấp so với thông tin trong Hệ thống do mình quản lý;
+ Chịu trách nhiệm thực hiện việc trao đổi thông tin kịp thời, chính xác theo yêu cầu; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất dữ liệu giữa hai Hệ thống;
+ Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng thông tin được cung cấp theo đúng quy định của pháp luật.
- Thông tin trao đổi giữa Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thông tin thuế có giá trị pháp lý như thông tin trao đổi bằng bản giấy.
Các đơn vị đầu mối trao đổi thông tin được chia thành bao nhiêu cấp?
Theo Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-BKHĐT-BTC quy định như sau:
Đầu mối trao đổi thông tin
Các đơn vị đầu mối trao đổi thông tin bao gồm:
1. Cấp Trung ương
a) Tổng cục Thuế;
b) Cục Quản lý đăng ký kinh doanh.
2. Cấp địa phương
a) Cục Thuế, Chi cục Thuế;
b) Phòng Đăng ký kinh doanh.
Căn cứ quy định trên thì các đơn vị đầu mối trao đổi thông tin được chia thành 02 cấp, gồm:
- Cấp Trung ương
+ Tổng cục Thuế;
+ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh.
- Cấp địa phương
+ Cục Thuế, Chi cục Thuế;
+ Phòng Đăng ký kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?
- Mẫu Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ? Tải mẫu? Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ là gì?