Tranh chấp về bảo hiểm xã hội của người lao động xảy ra ở công ty phải được giải quyết bởi Hội đồng trọng tài lao động đúng không?

Tranh chấp về bảo hiểm xã hội của người lao động xảy ra ở công ty phải được giải quyết bởi Hội đồng trọng tài lao động đúng không? Việc giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội của người lao động xảy ra ở công ty phải đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc gì?

Tranh chấp về bảo hiểm xã hội của người lao động xảy ra ở công ty phải được giải quyết bởi Hội đồng trọng tài lao động?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tranh chấp lao động quy định như sau:

Tranh chấp lao động
1. Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Các loại tranh chấp lao động bao gồm:
a) Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;
b) Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.
...

Theo đó, tranh chấp về bảo hiểm xã hội của người lao động xảy ra ở công ty là một dạng tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.

Mà theo quy định tại Điều 187 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như sau:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
1. Hòa giải viên lao động;
2. Hội đồng trọng tài lao động;
3. Tòa án nhân dân.

Theo đó, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân có thể thuộc về Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động; Tòa án nhân dân.

Như vậy, khi xảy ra tranh chấp về bảo hiểm xã hội của người lao động xảy ra ở công ty không nhất thiết phải được giải quyết bởi Hội đồng trọng tài lao động.

Tranh chấp về bảo hiểm xã hội của người lao động xảy ra ở công ty phải được giải quyết bởi Hội đồng trọng tài lao động đúng không?

Tranh chấp về bảo hiểm xã hội của người lao động xảy ra ở công ty phải được giải quyết bởi Hội đồng trọng tài lao động đúng không? (Hình từ internet)

Việc giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội của người lao động xảy ra ở công ty phải đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 180 Bộ luật Lao động 2019 thì việc giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội của người lao động xảy ra ở công ty phải đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc sau:

- Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

- Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.

- Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.

- Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

- Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.

Khi giải quyết tranh chấp lao động về bảo hiểm xã hội ở công ty thì người lao động có những quyền gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp lao động như sau:

Quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp lao động
1. Trong giải quyết tranh chấp lao động, các bên có quyền sau đây:
a) Trực tiếp hoặc thông qua đại diện để tham gia vào quá trình giải quyết;
b) Rút yêu cầu hoặc thay đổi nội dung yêu cầu;
c) Yêu cầu thay đổi người tiến hành giải quyết tranh chấp lao động nếu có lý do cho rằng người đó có thể không vô tư hoặc không khách quan.
...

Theo đó, khi giải quyết tranh chấp lao động về bảo hiểm xã hội ở công ty thì người lao động có những quyền sau:

- Trực tiếp hoặc thông qua đại diện để tham gia vào quá trình giải quyết;

- Rút yêu cầu hoặc thay đổi nội dung yêu cầu;

- Yêu cầu thay đổi người tiến hành giải quyết tranh chấp lao động nếu có lý do cho rằng người đó có thể không vô tư hoặc không khách quan.

Trong hợp đồng lao động không bắt buộc phải có nội dung về bảo hiểm xã hội đúng không?

Căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nội dung hợp đồng lao động như sau;

Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

Theo đó, nội dung về bảo hiểm xã hội là một trong những nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

Bảo hiểm xã hội Tải trọn bộ các văn bản về Bảo hiểm xã hội hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tỷ lệ đóng BHXH từ 1/7/2024 của doanh nghiệp và NLĐ có thay đổi không khi tăng lương tối thiểu?
Pháp luật
Xây dựng và phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội là trách nhiệm của ai?
Pháp luật
Hộ kinh doanh thì có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động của mình như doanh nghiệp không?
Pháp luật
Cách tính mức lương đóng BHXH 2024 từ 01/7 khi tăng lương tối thiểu vùng? Công thức tính lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay thế nào?
Pháp luật
Cập nhật bổ sung thông tin nhân thân người hưởng BHXH hàng tháng theo CCCD mới đối với những trường hợp nào?
Pháp luật
Thời điểm đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu là khi nào? Đóng BHXH 15 năm được hưởng bao nhiêu tiền lương hưu?
Pháp luật
Công thức tính mức đóng BHXH từ tháng 7 2024 theo tỷ lệ đóng BHXH năm 2024 giữa người lao động và doanh nghiệp thế nào?
Pháp luật
Cách tính lãi chậm đóng BHXH và truy thu BHXH mới nhất? Lãi suất tính lãi chậm đóng BHXH và tiền truy thu BHXH được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình thu hồi số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN theo hướng dẫn tại Công văn 4208/BHXH-TST năm 2023?
Pháp luật
Các khoản phụ cấp phải đóng BHXH 2024 và 14 khoản phụ cấp không phải đóng BHXH như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội
272 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào