Tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông là gì? Thủ tục giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông?
Tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 25/2011/NĐ-CP có quy định như sau:
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
1. Tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông là tranh chấp giữa các doanh nghiệp viễn thông phát sinh trực tiếp trong quá trình thiết lập mạng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông, bao gồm:
a) Tranh chấp về kết nối viễn thông;
b) Tranh chấp về chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông;
c) Tranh chấp về thanh toán giá cước giữa các doanh nghiệp viễn thông;
d) Các tranh chấp khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
...
Như vậy, tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông có thể hiểu là tranh chấp giữa các doanh nghiệp viễn thông phát sinh trực tiếp trong quá trình thiết lập mạng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông, bao gồm:
- Tranh chấp về kết nối viễn thông;
- Tranh chấp về chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông;
- Tranh chấp về thanh toán giá cước giữa các doanh nghiệp viễn thông;
- Các tranh chấp khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông là gì? Thủ tục giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông? (Hình từ Internet)
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định thủ tục giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông như sau:
Theo đó, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm tổ chức hiệp thương giữa các bên.
Các bên tranh chấp có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin, chứng cứ có liên quan và có nghĩa vụ tham gia hiệp thương.
Kết quả hiệp thương phải được lập thành văn bản;
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc hiệp thương, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông ra quyết định giải quyết tranh chấp.
Các bên tranh chấp có nghĩa vụ thi hành ngay quyết định giải quyết tranh chấp, kể cả trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Việc xử lý vụ việc cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 25/2011/NĐ-CP có quy định về việc xử lý vụ việc cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm:
- Thẩm quyền, thủ tục xử lý vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định như sau:
+ Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm xử lý các vụ việc cạnh tranh trong hoạt động thiết lập mạng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông quy định tại Luật Viễn thông 2009 (Tuy nhiên văn bản này đã hết hiệu lực và được thay thế bằng văn bản Luật Viễn thông 2023)
+ Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc cạnh tranh, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Các bên liên quan có nghĩa vụ thi hành ngay quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, kể cả trường hợp không đồng ý với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
+ Đối với vụ việc cạnh tranh phức tạp hoặc vụ việc có liên quan đến chức năng của nhiều cơ quan khác nhau thì cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan đó trước khi ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông, cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
- Thẩm quyền, thủ tục xử lý việc tập trung kinh tế trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định như sau:
+ Đối với việc tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% của một thị trường dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế. Đối với việc tập trung kinh tế có thị phần kết hợp chiếm trên 50% thị trường dịch vụ viễn thông, Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định chấp thuận miễn trừ sau khi có văn bản chấp thuận miễn trừ của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ quy định tại Luật Cạnh tranh 2004 (Tuy nhiên văn bản này đã hết hiệu lực và được thay thế bằng văn bản Luật Cạnh tranh 2018), Bộ Công thương gửi hồ sơ tới Bộ Thông tin và Truyền thông để lấy ý kiến. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Bộ Công thương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc quản lý về công tác văn thư, lưu trữ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là gì theo Quyết định 278?
- Tiền lương tháng CBCCVC khi nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 2024 gồm các khoản nào? Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất?
- Mẫu Phương án đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng tái định cư để thực hiện dự án xây dựng? Tải mẫu?
- Xe máy lắp 1 gương có bị phạt không 2025 theo Nghị định 168? Quy định lắp gương chiếu hậu xe máy?
- Mẫu phiếu trình trong công tác văn thư, lưu trữ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là mẫu nào? Tải về?