Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân? Biên bản hòa giải thành có giá trị pháp lý thế nào?
Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân?
Căn cứ theo Điều 195 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích như sau:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
1. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:
a) Hòa giải viên lao động;
b) Hội đồng trọng tài lao động.
2. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.
Theo đó thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thuộc về hòa giải viên và hội đồng trọng tài lao động, tòa án nhân dân không có thẩm quyền giải quyết.
Ngoài ra việc tranh chấp lao động tập thể về lợi ích sẽ được hòa giải trước khi yêu cầu hội đồng trọng tài giải quyết.
Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích (Hình từ internet)
Biên bản hòa giải thành có giá trị pháp lý thế nào?
Căn cứ theo Điều 196 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích như sau:
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
1. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về lợi ích được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 188 của Bộ luật này.
2. Trường hợp hòa giải thành, biên bản hòa giải thành phải bao gồm đầy đủ nội dung các bên đã đạt được thỏa thuận, có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động. Biên bản hòa giải thành có giá trị pháp lý như thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp.
3. Trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:
a) Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 197 của Bộ luật này;
b) Tổ chức đại diện người lao động có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công.
Theo đó trình tự hòa giải được thực hiện theo như quy định trong trường hợp hòa giải thành các bên tranh chấp và hòa giải viên cùng ký vào biên bản hòa giải và biên bản hòa giải thành có giá trị pháp lý như thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp.
Ngoài ra nếu hòa giải không thành các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công theo quy định.
Tổ chức đại diện người lao động có thể tiến hành đình công trong thời gian Hội đồng trọng tài lao động đang tiến hành giải quyết tranh chấp không?
Căn cứ Điều 197 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động như sau:
Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động
1. Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thành lập, căn cứ vào quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác, Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.
4. Khi các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động theo quy định tại Điều này thì tổ chức đại diện người lao động không được tiến hành đình công trong thời gian Hội đồng trọng tài lao động đang tiến hành giải quyết tranh chấp.
Khi hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này mà Ban trọng tài không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công.
Theo đó các bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp khi hòa giải không thành.
Ban trọng tài lao động lao động sẽ được lập sau khi nhận được yêu cầu và đưa ra giải quyết theo thời hạn được pháp luật quy định.
Đặc biệt trong thời gian yêu cầu Ban trọng tài lao động lao giải quyết tranh chấp thì tổ chức đại diện người lao động không được tiến hành đình công.
Khi hết thời hạn giải quyết tranh chấp mà Ban trọng tài lao động lao không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc các bên không đồng thực hiện thì tiến hành đình công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?