Trang phục và ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng được quy định ra sao? Trong hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng dưới Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng là cơ quan nào?
Trang phục và ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 như sau:
Ngày truyền thống, tên giao dịch quốc tế, con dấu của Bộ đội Biên phòng
1. Ngày 03 tháng 3 hằng năm là ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng, Ngày biên phòng toàn dân.
2. Tên giao dịch quốc tế của Bộ đội Biên phòng Việt Nam là Vietnam Border Guard.
3. Bộ đội Biên phòng sử dụng con dấu có hình Quốc huy trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Trang phục, màu sắc, cờ hiệu, phù hiệu và dấu hiệu nhận biết phương tiện của Bộ đội Biên phòng
1. Quân hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu, phù hiệu, quân phục, lễ phục của cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng do Chính phủ quy định.
2. Tàu thuyền, tàu bay, ô tô và phương tiện khác của Bộ đội Biên phòng có màu sắc, cờ hiệu, phù hiệu và dấu hiệu nhận biết riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng. Khi làm nhiệm vụ, tàu thuyền phải treo quốc kỳ Việt Nam và cờ hiệu Bộ đội Biên phòng.
Bên cạnh đó, tại Điều 22 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 cho biết thêm thông tin về việc trang bị cho Bộ đội Biên phòng như sau:
Trang bị của Bộ đội Biên phòng
1. Bộ đội Biên phòng được trang bị phương tiện quân sự, dân sự, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
2. Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của Bộ đội Biên phòng.
Như vậy, theo các quy định trên đã quy định rõ rằng hằng năm Ngày 03 tháng 3 hằng năm là ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng, Ngày biên phòng toàn dân.
Về phần trang phục của Bộ đội Biên phòng thì sẽ do Chính phủ quy định.
Và trang bị của Bộ đội Biên phòng Việt Nam cũng do Chính phủ quy định.
Trang phục và ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng được quy định ra sao? Trong hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng dưới Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng là cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Trong hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng dưới Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng là cơ quan nào?
Căn cứ Điều 21 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 như sau:
Hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng
1. Hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng bao gồm:
a) Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;
b) Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh và các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;
c) Đồn Biên phòng, Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng, Hải đội Biên phòng.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thấy rằng trong hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng thì có các thứ bậc theo quy định trên.
Cho nên, cơ quan dưới Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng sẽ là Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh và các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.
Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương gồm những cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 106/2021/ND-CP như sau:
Hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng
1. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
a) Cơ quan Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng gồm: Bộ Tham mưu; Cục Chính trị; Cục Trinh sát; Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm; Cục Cửa khẩu; Cục Hậu cần; Cục Kỹ thuật;
b) Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng gồm: Hải đoàn Biên phòng; Lữ đoàn thông tin Biên phòng; Học viện Biên phòng; Trường Cao đẳng Biên phòng; Trường Trung cấp 24 Biên phòng; Trung tâm huấn luyện - cơ động;
c) Cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a, điểm b khoản này có các đơn vị trực thuộc.
2. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Cơ quan Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Phòng Tham mưu; Phòng Chính trị; Phòng Trinh sát; Phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm; Phòng Hậu cần; Phòng Kỹ thuật;
b) Cơ quan quy định tại điểm a khoản này có các đơn vị trực thuộc.
3. Đồn Biên phòng; Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng; Hải đội Biên phòng
a) Đồn Biên phòng gồm: Đội Vũ trang; Đội Vận động quần chúng; Đội Trinh sát; Đội Phòng, chống ma túy và tội phạm; Đội Kiểm soát hành chính; Đội Tham mưu - Hành chính; Đội Tàu thuyền; Trạm Biên phòng;
b) Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu càng gồm: Ban Tham mưu; Ban Chính trị; Ban Trinh sát; Ban Phòng, chống ma túy và tội phạm; Ban Hậu cần - Kỹ thuật; Đội Hành chính; Đội Thủ tục; Đội Tàu thuyền; Trạm Biên phòng;
c) Hải đội Biên phòng gồm: Đội Tham mưu - Hành chính; Đội Tuần tra biên phòng.
4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng theo quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng.
5. Thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng
a) Việc thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng do Chính phủ quyết định;
b) Việc thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể các cơ quan, đơn vị thuộc khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương gồm:
- Phòng Tham mưu;
- Phòng Chính trị; Phòng Trinh sát;
- Phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm;
- Phòng Hậu cần; Phòng Kỹ thuật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đối tượng nào được sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế mà không phải trả tiền dịch vụ?
- Thời điểm hưởng lương hưu đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn là khi nào?
- Cá nhân được nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp nào? Điều kiện nhận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án là gì?
- Chuyển ngạch công chức được thực hiện khi nào? Có được thực hiện nâng lương khi chuyển ngạch công chức không?
- Tiêu chí về hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước của Phim 18+ là gì? Bắt chước các hành động trong phim 18+ là gì?