Trạm y tế cơ sở là gì? Yêu cầu đối với khu đất xây dựng trạm y tế cơ sở được quy định như thế nào?
Trạm y tế cơ sở là gì?
Theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7022:2002 thì trạm y tế cơ sở là đơn vị y tế đầu tiên trong bậc thang điều trị để thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh thông thường cho cộng đồng dân cư, trong phạm vi một xã, phường, thị trấn.
Yêu cầu đối với khu đất xây dựng trạm y tế cơ sở được quy định như thế nào?
Khu đất xây dựng trạm y tế cơ sở phải đáp ứng những yêu cầu được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7022:2002 như sau:
Yêu cầu về khu đất xây dựng
Khu đất xây dựng trạm phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) vị trí khu đất xây dựng trạm cần đặt gần trục giao thông qua các khu vực trung tâm liên xã, phường, thị trấn; thuận tiện cho cư dân tới trạm khi có nhu cầu; phù hợp với yêu cầu qui hoạch chung và đảm bảo bán kính phục vụ;
b) khu đất xây dựng trạm phải thoáng, cao ráo, ít tốn kém về xử lý nền móng hoặc thoát nước thải, nước mặt;
c) khu đất xây dựng trạm phải đảm bảo có nguồn cung cấp nước sạch thường xuyên và đầy đủ.
Theo đó, khu đất xây dựng trạm y tế cơ sở phải đáp ứng những yêu cầu được quy định tại Mục 4 nêu trên.
Trạm y tế cơ sở (Hình từ Internet)
Bộ phận công trình trạm y tế cơ sở phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Yêu cầu đối với bộ phận công trình trạm y tế cơ sở được quy định tại tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7022:2002 như sau:
Yêu cầu về giải pháp thiết kế các hạng mục công trình
...
6.2. Yêu cầu đối với các bộ phận công trình
6.2.1. Sảnh đón tiếp đặt ngay lối cửa chính có hành lang liên hệ trực tiếp với các không gian chức năng, diện tích 8 m2 đến 12 m2.
6.2.1.1. Sảnh đón tiếp phải có đủ diện tích bố trí bàn làm thủ tục và ghế đợi khám bệnh.
6.2.1.2. Sảnh có thể bố trí kết hợp với không gian đa năng, không gian khám bệnh.
6.2.1.3. Quầy, tủ thuốc có thể đặt trong không gian sảnh.
6.2.2. Không gian đa năng là nơi tuyên truyền, tư vấn phục vụ các chương trình tiêm chủng mở rộng và uống vắc xin, diện tích từ 14 m2 đến 16 m2.
6.2.2.1. Không gian đa năng bố trí gần lối vào, có thể kết hợp các chức năng sảnh tiếp đón, khám bệnh thông thường.
6.2.2.2. Không gian đa năng phải có diện tích bố trí các băng ghế đợi, nghe tuyên truyền tư vấn và hội họp; có bảng panô tuyên truyền, cổ động công tác chăm sóc sức khỏe; có tủ trưng bày, lưu trữ.
6.2.3. Phòng khám - chữa bệnh tây y thực hiện công tác khám chữa các bệnh thông thường và tổ chức sơ cứu ban đầu, có diện tích không nhỏ hơn 12 m2.
6.2.3.1. Phòng phải có diện tích bố trí bàn làm việc, giường khám, chậu rửa tay.
6.2.3.2. Nếu có kết hợp chức năng thực hiện thủ thuật, tiêm tại chỗ thì có thể tăng thêm diện tích 2 m2 đến 4 m2.
6.2.4. Phòng khám - chữa bệnh theo phương pháp y học cổ truyền có diện tích không nhỏ hơn 12 m2.
6.2.4.1. Phòng phải có diện tích bố trí giường xoa bóp, bấm huyệt và châm cứu.
6.2.4.2. Phòng có thể kết hợp với hành lang phụ để phơi sấy, chặt, thái thuốc.
6.2.4.3. Đối với trạm có lương y kê đơn bốc thuốc tại chỗ, phải có bàn bắt mạch, bốc thuốc và tủ thuốc.
6.2.5. Phòng đẻ có diện tích không nhỏ hơn 14 m2.
6.2.5.1. Phòng đẻ bố trí bàn đẻ và bàn đón trẻ sơ sinh, chỗ rửa tay, xe đẩy đựng dụng cụ.
6.2.5.2. Phòng đẻ liên hệ với khu tiệt trùng cần phải có vách ngăn và có cửa riêng chuyển đồ bẩn và nhiễm khuẩn. Dây chuyền sạch bẩn một chiều. Có tủ đựng dụng cụ sạch.
6.2.6. Phòng thực hiện các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đặt liền sát phòng đẻ và khu rửa tiệt trùng, có diện tích không nhỏ hơn 14 m2.
6.2.6.1 Phòng có bố trí bàn thủ thuật, chậu rửa tay và xe đẩy đựng dụng cụ.
6.2.6.2. Phòng có lối liên hệ với khu tiệt trùng (chung với khu tiệt trùng phòng đẻ). Dây chuyền sạch bẩn một chiều.
6.2.7 Phòng rửa, tiệt trùng dụng cụ đặt giữa phòng đẻ và phòng thực hiện các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, có diện tích không nhỏ hơn 5 m2.
Phòng phải có cửa riêng thoát ra ngoài, đảm bảo dây chuyền sạch bẩn một chiều.
6.2.8. Phòng lưu sau đẻ ở liền kề phòng đẻ, có diện tích không nhỏ hơn 12 m2.
6.2.8.1. Phòng có bố trí hai giường bệnh nhân, có cửa liên hệ trực tiếp với phòng đẻ.
6.2.8.2. Điều kiện cho phép:
- nên tách riêng bệnh nhân chờ đẻ và sản phụ sau đẻ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình thành hai phòng, diện tích không nhỏ hơn 8 m2/phòng;
- nên có nơi vệ sinh riêng cho sản phụ, diện tích không nhỏ hơn 5 m2, liền phòng khép kín.
6.2.9. Phòng lưu bệnh nhân thông thường có diện tích không nhỏ hơn 12 m2 (đối với phòng 2 giường) hoặc không nhỏ hơn 16 m2 (đối với phòng 3 giường).
6.2.9.1. Tùy theo qui mô phục vụ, phòng bố trí 2 đến 3 giường bệnh.
6.2.9.2. Phòng lưu bệnh nhân nên gần khu vệ sinh chung.
6.2.10. Phòng vệ sinh chung có diện tích không nhỏ hơn 4 m2.
6.2.10.1. Nên đặt trong khối nhà trạm và có bể tự hoại.
6.2.10.2 Vùng sâu vùng xa nếu do phong tục tập quán, có thể để phòng vệ sinh bên ngoài nhà trạm, nhưng khoảng cách tới trạm không nhỏ hơn 10 m và phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh, mỹ quan.
6.2.11. Kho thiết bị dụng cụ có thể tận dụng phần xép phía trên phòng rửa tiệt trùng. Có diện tích 4 m2 đến 6 m2.
6.2.12. Nhà bếp đặt ở cuối hướng gió, phía sau công trình chính. Có diện tích không nhỏ hơn 8 m2.
6.2.13. Quầy thuốc đặt ở vị trí dễ tiếp cận trực tiếp gần cổng chính, sảnh. Quầy có tủ quản lý thuốc, dược phẩm. Có diện tích không nhỏ hơn 4 m2.
6.2.14. Hành lang, lối đi bên trong nhà có diện tích không được vượt quá 35 % diện tích xây dựng trạm.
Như vậy, bộ phận công trình trạm y tế cơ sở phải đáp ứng những yêu cầu được quy định tại tiểu mục 6.2 Mục 6 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các thông tin công bố định kỳ và thông tin công bố bất thường mà doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện công khai?
- Nâng lương trước thời hạn mới nhất 2025 do lập thành tích? Điều kiện được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích là gì?
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại biểu dự đại hội gồm những người nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14135-4: 2024 xác định lượng vật liệu nhỏ trong cốt liệu bằng phương pháp rửa ra sao?
- Danh sách nhà cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử được Tổng cục thuế chấp nhận mới nhất? Định dạng hóa đơn điện tử thế nào?