Trạm dừng nghỉ đường bộ loại 1 phải có diện tích mặt bằng tối thiểu từ bao nhiêu mét vuông trở lên?
Trạm dừng nghỉ đường bộ là gì?
Theo khoản 1.4 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 43: 2012/BGTVT về trạm dừng nghỉ đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành định nghĩa về trạm dừng nghỉ đường bộ như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
...
1.4. Giải thích từ ngữ
a) Trạm dừng nghỉ đường bộ (sau đây gọi là trạm dừng nghỉ) là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, được xây dựng dọc theo tuyến quốc lộ hoặc tỉnh lộ để cung cấp các dịch vụ phục vụ người và phương tiện tham gia giao thông.
b) Đường ra vào trạm dừng nghỉ là đường đấu nối từ đường giao thông chính, đường nhánh hoặc đường gom vào trạm dừng nghỉ.
c) Bãi đỗ xe: Là nơi dành cho các phương tiện giao thông đường bộ đỗ khi người điều khiển phương tiện và hành khách sử dụng dịch vụ tại trạm dừng nghỉ.
d) Nơi cung cấp thông tin là vị trí đặt, để các tài liệu, sách, báo, bản đồ và các trang thiết bị nghe, nhìn khác.
đ) Khu vực giới thiệu và bán hàng hóa là nơi trưng bày, giới thiệu và bán đồ lưu niệm, các sản phẩm của địa phương nơi đặt trạm dừng nghỉ và các hàng hóa khác.
Theo quy định trên thì trạm dừng nghỉ đường bộ là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, được xây dựng dọc theo tuyến quốc lộ hoặc tỉnh lộ để cung cấp các dịch vụ phục vụ người và phương tiện tham gia giao thông.
Trạm dừng nghỉ đường bộ loại 1 phải có diện tích mặt bằng tối thiểu từ bao nhiêu mét vuông trở lên? (Hình từ Internet)
Khi xây dựng trạm dừng nghỉ đường bộ thì chủ đầu tư cần đảm bảo trạm đáp ứng được những chức năng cơ bản nào?
Theo khoản 2.1 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 43: 2012/BGTVT về trạm dừng nghỉ đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về kỹ thuật đối với trạm dừng nghỉ như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Quy định chung
2.1.1. Trạm dừng nghỉ phải được xây dựng theo Quy hoạch trạm dừng nghỉ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2.1.2. Điểm đấu nối của đường ra vào trạm dừng nghỉ với đường quốc lộ phải được thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ Giao thông vận tải. Điểm đấu nối của đường ra, vào trạm dừng nghỉ với các đường khác (trừ đường quốc lộ) phải được thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp trạm dừng nghỉ được sử dụng cho phương tiện lưu thông trên cả hai chiều của đường cao tốc thì phải có đường đi trên cao hoặc đi ngầm tại nơi giao cắt với đường cao tốc để sang đường. (Theo quy định tại Điều 11, 13 của TCVN 4054: 2005).
2.1.3. Trạm dừng nghỉ có các chức năng cơ bản sau:
a) Cung cấp dịch vụ nghỉ ngơi;
b) Quản lý giao thông đường bộ;
c) Cung cấp thông tin;
d) Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội địa phương;
đ) Quảng bá bản sắc văn hóa địa phương.
2.1.4. Các công trình, thiết bị của trạm dừng nghỉ phải được xây dựng, lắp đặt đảm bảo chất lượng và sự bền vững tương ứng với cấp công trình theo quy định tại TCXDVN 276:2003 và các quy định liên quan khác.
2.1.5. Hệ thống điện, nước, chiếu sáng, thông tin liên lạc của trạm dừng nghỉ phải đảm bảo đồng bộ, hoàn chỉnh, tuân thủ theo các quy định để có thể cung cấp an toàn, liên tục và ổn định các dịch vụ cho người và phương tiện tham gia giao thông theo quy định tại QCVN 07 : 2010/BXD và TCXDVN 276:2003.
2.1.6. Trạm dừng nghỉ phải có điện thoại cố định, được phủ sóng điện thoại di động và có hệ thống thiết bị truyền thanh.
...
Như vậy, chủ đầu tư cần bảo đảm sau khi hoàn thành xây dựng thì trạm dừng nghị đường bộ phải đáp ứng được các chức năng cơ bản sau:
(1) Cung cấp dịch vụ nghỉ ngơi;
(2) Quản lý giao thông đường bộ;
(3) Cung cấp thông tin;
(4) Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội địa phương;
(5) Quảng bá bản sắc văn hóa địa phương.
Trạm dừng nghỉ đường bộ loại 1 phải có diện tích mặt bằng tối thiểu từ bao nhiêu mét vuông trở lên?
Theo điểm 2.3.1 khoản 2.3 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 43: 2012/BGTVT về trạm dừng nghỉ đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về diện tích mặt bằng của trạm dừng nghỉ đường bộ như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
2.3. Quy định về diện tích tối thiểu và các hạng mục công trình
2.3.1. Phân loại và phạm vi áp dụng của từng loại trạm dừng nghỉ:
a) Trạm dừng nghỉ được chia làm 4 loại căn cứ vào diện tích tối thiểu và các hạng mục công trình bắt buộc phải có đối với từng loại như trong bảng sau:
b) Phạm vi áp dụng đối với từng loại trạm dừng nghỉ:
Quy mô, năng lực cung cấp dịch vụ của trạm dừng nghỉ được tính toán thiết kế căn cứ vào lưu lượng phương tiện, hành khách thông qua tuyến đường và điều kiện cụ thể của khu vực nơi xây dựng trạm dừng nghỉ, đồng thời phải đáp ứng được quy định sau:
- Trên các tuyến tỉnh lộ hoặc huyện lộ xây dựng trạm dừng nghỉ từ Loại 4 trở lên.
- Trên các tuyến quốc lộ có từ 01 đến 02 làn xe mỗi chiều xây dựng trạm dừng nghỉ từ Loại 3 trở lên.
- Trên các tuyến quốc lộ có từ 03 làn xe mỗi chiều trở lên xây dựng trạm dừng nghỉ từ Loại 2 trở lên.
...
Như vậy, để xây dựng trạm dừng nghỉ đường bộ loại 1 thì chủ đầu tư cần đảm bảo có diện tích mặt bằng từ 10.000 m2 trở lên .
Lưu ý: Các trạm dừng nghỉ đường bộ loại 1 chỉ được xây dựng trên các tuyến quốc lộ có từ 03 làn xe.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?