Trại tạm giam có trách nhiệm gì trong việc tổ chức cho người bị tạm giam gặp thân nhân? Nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan quản lý tại trại tạm giam như thế nào?
Nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan quản lý tại trại tạm giam như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:
"Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng:
a) Giúp Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 63 và Điều 64 của Luật này;
b) Tổ chức triển khai thi hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam;
c) Chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam;
d) Quyết định việc điều chuyển người bị tạm giữ, tạm giam giữa các cơ sở giam giữ;
đ) Thanh tra, kiểm tra về tạm giữ, tạm giam theo thẩm quyền;
e) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về thi hành tạm giữ, tạm giam;
g) Tổng kết công tác thi hành tạm giữ, tạm giam;
h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu:
a) Giúp Giám đốc Công an cấp tỉnh, thủ trưởng cấp quân khu quản lý công tác thi hành tạm giữ, tạm giam trên địa bàn;
b) Tổ chức thi hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam;
c) Chỉ đạo nghiệp vụ và kiểm tra công tác thi hành tạm giữ, tạm giam đối với trại tạm giam, nhà tạm giữ;
d) Quyết định việc điều chuyển người bị tạm giữ, tạm giam giữa các cơ sở giam giữ trong phạm vi tỉnh, quân khu;
đ) Thanh tra, kiểm tra về tạm giữ, tạm giam theo thẩm quyền;
e) Tổng kết công tác thi hành tạm giữ, tạm giam và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về công tác tạm giữ, tạm giam theo hướng dẫn của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam thuộc Công an cấp huyện, cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân:
a) Giúp Trưởng Công an cấp huyện, thủ trưởng Cơ quan điều tra hình sự khu vực quản lý công tác thi hành tạm giữ, tạm giam trên địa bàn;
b) Chỉ đạo nghiệp vụ và kiểm tra công tác thi hành tạm giữ, tạm giam đối với nhà tạm giữ;
c) Tổng kết công tác thi hành tạm giữ, tạm giam và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo hướng dẫn của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp trên;
d) Trực tiếp quản lý nhà tạm giữ thuộc Công an cấp huyện, Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh:
a) Chỉ đạo nghiệp vụ và kiểm tra công tác thi hành tạm giữ đối với buồng tạm giữ của đồn biên phòng;
b) Tổng kết công tác thi hành tạm giữ và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo."
Theo đó, trường hợp này, nếu như cán bộ trại tạm giam này không làm đúng quyền hạn, trách nhiệm như quy định trên của mình làm ảnh hưởng đến đơn vị thì sẽ bị xử lý kỷ luật trong nội bộ đơn vị.
Trại tạm giam có trách nhiệm gì trong việc tổ chức cho người bị tạm giam gặp thân nhân?
Theo đó tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 34/2017/TT-BCA quy định như sau:
"Điều 7. Trách nhiệm của cơ sở giam giữ trong việc tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân
1. Thủ trưởng cơ sở giam giữ có trách nhiệm tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân theo đúng quy định của pháp luật. Bố trí cán bộ là sỹ quan có trình độ, năng lực, kinh nghiệm trong công tác quản lý, giam giữ để làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp.
2. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm bố trí phòng thăm gặp để tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân, có treo biển “Phòng thăm gặp”, có vách ngăn, bảng niêm yết Nội quy cơ sở giam giữ, quy định về thăm gặp, hòm thư góp ý, bảng thông tin trợ giúp pháp lý.
3. Cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp phải chấp hành đúng Điều lệnh Công an nhân dân; kiểm tra giấy tờ theo quy định và báo cáo thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định các trường hợp đề nghị thăm gặp; phổ biến Nội quy cơ sở giam giữ, quy định về việc thăm gặp cho người đến thăm gặp biết để chấp hành; ghi chép vào sổ theo dõi thăm gặp."
Như vậy, theo quy định trên thì người cán bộ công an trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thì phải chấp hành đúng, nghiêm túc Điều lệnh Công an nhân dân.
Cho nên việc thực hiện các hành động cá nhân trong khi thi hành nhiệm vụ là sai quy định đối với một người công an.
Người bị tạm giam (Hình từ Internet)
Người đến thăm người bị tạm giam tại trại tạm giam phải có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 34/2017/TT-BCA như sau:
"Điều 8. Trách nhiệm của người đến thăm gặp và người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Người đến thăm gặp và người bị tạm giữ, người bị tạm giam phải chấp hành đúng Nội quy cơ sở giam giữ, quy định về thăm gặp và thực hiện theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp; có thái độ văn minh, lịch sự, trang phục gọn gàng, sạch sẽ. Trường hợp vi phạm sẽ bị nhắc nhở hoặc đình chỉ việc thăm gặp."
Theo đó, người đến thăm người bị tạm giam tại trại tạm giam phải có trách nhiệm chấp hành đúng Nội quy cơ sở giam giữ, quy định về thăm gặp và thực hiện theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp.
Có thái độ văn minh, lịch sự, trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?