Trách nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc bổ nhiệm, giao quyền người lao động ngành kiểm sát ra sao?
- Trách nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc bổ nhiệm, giao quyền người lao động ngành kiểm sát ra sao?
- Quản lý biên chế của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với công chức, viên chức và người lao động ra sao?
- Trách nhiệm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tuyển dụng, tiếp nhận công chức, viên chức và người lao động ra sao?
Trách nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc bổ nhiệm, giao quyền người lao động ngành kiểm sát ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Quy chế phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong ngành k iểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 521/QĐ-VKSTC năm 2019 như sau:
"Điều 9. Bổ nhiệm, giao quyền hoặc phụ trách, miễn nhiệm, cách chức
1. Quyết định bổ nhiệm, giao quyền hoặc phụ trách, miễn nhiệm, cách chức chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp Phòng và cấp Vụ của các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới, trừ lãnh đạo cấp phòng là viên chức ở đơn vị sự nghiệp và việc giao quyền hoặc phụ trách cho Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
2. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chức danh tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân, trừ chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm tra viên công tác ở Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.
3. Quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức đối với các ngạch từ Chuyên viên chính hoặc tương đương trở lên thuộc Viện kiểm sát nhân dân các cấp."
Theo đó, trách nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc bổ nhiệm, giao quyền người lao động ngành Kiểm sát được quy định như trên.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Quản lý biên chế của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với công chức, viên chức và người lao động ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy chế phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 521/QĐ-VKSTC năm 2019 như sau:
"Điều 4. Quản lý biên chế
1. Ban hành văn bản hướng dẫn về quản lý biên chế công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Lập kế hoạch biên chế công chức, viên chức và người lao động hàng năm của ngành Kiểm sát nhân dân.
3. Đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu các ngạch công chức, viên chức của ngành Kiểm sát nhân dân; phê duyệt Đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu các ngạch công chức, viên chức hằng năm của các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.
4. Quyết định phân bổ và điều chỉnh biên chế, số lượng Kiểm sát viên cho các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; phân bổ biên chế cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; phân bổ số lượng người lao động cho Viện kiểm sát nhân dân các cấp theo chỉ tiêu đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền giao.
5. Thanh tra, kiểm tra việc quản lý biên chế công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân.
6. Báo cáo cơ quan có thẩm quyền về biên chế, số lượng, cơ cấu công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật."
Theo đó, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao có trách nhiệm và nhiệm vụ về quản lý biên chế và thực hiện theo quy định trên.
Trách nhiệm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tuyển dụng, tiếp nhận công chức, viên chức và người lao động ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Quy chế phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 521/QĐ-VKSTC năm 2019 như sau:
"Điều 6. Tuyển dụng, tiếp nhận
1. Quyết định việc tuyển dụng, tiếp nhận công chức, viên chức và người lao động vào làm việc tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; trực tiếp ký quyết định tiếp nhận công chức, viên chức từ ngạch Chuyên viên chính và tương đương trở lên trong ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển của các Hội đồng tuyển dụng công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới."
Theo đó, trách nhiệm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tuyển dụng, tiếp nhận công chức, viên chức và người lao động là:
- Quyết định việc tuyển dụng, tiếp nhận công chức.
- Trực tiếp ký quyết định tiếp nhận công chức, viên chức từ ngạch Chuyên viên chính và tương đương trở lên.
- Công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?
- Nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động? Quy định về việc xây dựng quan hệ lao động?
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?