Trách nhiệm và quyền hạn của Ban Bí thư về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử là gì?
Trách nhiệm và quyền hạn của Ban Bí thư về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử là gì?
Căn cứ vào Điều 7 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 quy định về trách nhiệm và quyền hạn của Ban Bí thư về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Ban Bí thư
(1) Quyết định đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh cán bộ nêu tại Mục II, Phụ lục 1 của Quy định này.
(2) Quyết định kiểm tra, giám sát công tác cán bộ theo uỷ quyền của Bộ Chính trị.
(3) Định kỳ báo cáo Bộ Chính trị những vấn đề về công tác cán bộ và cán bộ do Ban Bí thư quản lý.
(4) Uỷ quyền cho các đồng chí: Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư trong phạm vi, lĩnh vực phụ trách xem xét:
- Quyết định phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ diện Ban Bí thư quản lý giữ các chức danh, chức vụ có cơ cấu kiêm nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghị sĩ hữu nghị của Việt Nam với các nước, các ban chỉ đạo theo quy định.
- Bổ nhiệm lại và thực hiện chế độ nghỉ hưu đối với cán bộ diện Ban Bí thư quản lý theo quy định.
(5) Trách nhiệm của đồng chí Thường trực Ban Bí thư:
- Chủ trì cùng Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương xem xét kết quả bầu cử và quyết định chuẩn y ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư; uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra và các chức danh bầu bổ sung của các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương.
- Chỉ định bổ sung cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ trực thuộc Trung ương, uỷ viên đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương theo quy định của Điều lệ Đảng.
- Cho ý kiến về nhân sự thư ký của các đồng chí: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.
Trách nhiệm và quyền hạn của Ban Bí thư về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử là gì? (Hình từ Internet)
Các chức danh cán bộ nào do Ban Bí thư quyết định?
Căn cứ vào Mục II Phụ lục I Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 về các chức danh cán bộ do Ban Bí thư quyết định như sau:
Các chức danh cán bộ do Ban Bí thư quyết định gồm:
(1) Các cơ quan Trung ương
- Phó trưởng ban, cơ quan đảng ở Trung ương; Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
- Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc; Phó Chủ nhiệm các Uỷ ban của Quốc hội; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
- Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
- Thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước.
- Phó trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
- Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.
- Chủ tịch các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương (đối với các tổ chức hội có đảng đoàn).
- Trợ lý các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước; đồng chí Thường trực Ban Bí thư; Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.
- Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
- Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Trưởng Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia; Phó Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
(2) Các tỉnh, thành phố và đảng uỷ khối trực thuộc Trung ương
Phó bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ khối trực thuộc Trung ương; chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
(3) Quân đội, Công an
- Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Thứ trưởng Bộ Công an.
- Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Chính uỷ, tổng cục trưởng, chủ nhiệm tổng cục (trừ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam).
- Chính uỷ, phó chính uỷ; tư lệnh, phó tư lệnh quân khu, quân chủng, Bộ đội Biên phòng.
- Chính uỷ, Giám đốc Học viện Quốc phòng.
Ban Bí thư xem xét, quyết định việc phong hoặc thăng quân hàm đối với các đồng chí giữ các chức vụ nêu trên và phong hoặc thăng quân hàm Trung tướng, Thiếu tướng, Phó Đô đốc, Chuẩn Đô đốc Hải quân đối với các chức vụ thấp hơn.
Trách nhiệm quản lý và quyết định đối với cán bộ được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 5 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 về trách nhiệm quản lý và quyết định đối với cán bộ như sau:
Trách nhiệm quản lý và quyết định đối với cán bộ
(1) Ban Chấp hành Trung ương Đảng thực hiện định hướng và quyết định những chủ trương, vấn đề hệ trọng về công tác cán bộ và cán bộ theo Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
(2) Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, trực tiếp quyết định một số nội dung trong công tác cán bộ; phân công, phân cấp cho các cấp uỷ, tổ chức đảng quyết định một số nội dung đối với các chức danh lãnh đạo thuộc diện Trung ương quản lý và các chức danh cán bộ khác; uỷ quyền cho Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư quyết định một số khâu, nội dung trong công tác cán bộ.
(3) Cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ công tác, sinh hoạt đảng ở địa phương, cơ quan, đơn vị, trong đó có cán bộ thuộc diện cấp trên quản lý và chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền về phạm vi được phân cấp, uỷ quyền trong quản lý cán bộ.
(4) Trường hợp một người đồng thời đảm nhiệm nhiều chức vụ thuộc thẩm quyền quản lý của các cấp khác nhau thì cấp quản lý chức vụ cao nhất xem xét, quyết định.
(5) Cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát, lấy phiếu tín nhiệm theo quy định; xem xét, quyết định hoặc đề nghị khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; cho từ chức, miễn nhiệm đối với cán bộ được phân cấp quản lý hoặc trong phạm vi được phân công phụ trách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?