Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được pháp luật quy định thế nào?
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được quy định thế nào?
Theo khoản 1 Điều 4 Quy chế làm việc của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024, trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được quy định như sau:
- Phó Tổng Kiểm toán nhà nước là người giúp việc cho Tổng Kiểm toán nhà nước, thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước, giải quyết các công việc được Tổng Kiểm toán nhà nước giao phụ trách; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Tổng Kiểm toán nhà nước về những quyết định của mình khi giải quyết các công việc được phân công phụ trách đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả và chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong giải quyết công việc. Những vấn đề Phó Tổng Kiểm toán nhà nước báo cáo, xin ý kiến Tổng Kiểm toán nhà nước trước khi quyết định được quy định tại khoản 3 Điều này;
- Chỉ đạo việc thực hiện công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý của KTNN, chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án và các văn bản quản lý khác thuộc phạm vi được phân công;
- Chỉ đạo kiểm tra việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước trong phạm vi được phân công; phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung;
- Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Tổng Kiểm toán nhà nước tương ứng với nhiệm vụ được Tổng Kiểm toán nhà nước phân công phụ trách;
- Thường xuyên kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh và chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm trong hoạt động kiểm toán thuộc thẩm quyền được giao phụ trách. Chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, sai phạm của đơn vị, đoàn kiểm toán được phân công chỉ đạo;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Kiểm toán nhà nước phân công.
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Cách thức giải quyết công việc của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được quy định thế nào?
Theo khoản 2 Điều 4 Quy chế làm việc của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024, cách thức giải quyết công việc của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được quy định như sau:
- Trực tiếp cho ý kiến chỉ đạo giải quyết công việc trên hồ sơ trình, các báo cáo, văn bản... của các cơ quan, tổ chức, các đơn vị trực thuộc KTNN và cá nhân có liên quan;
- Chủ động giải quyết công việc được phân công, ủy quyền. Trong chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc nếu có vấn đề liên quan đến đơn vị, lĩnh vực do Phó Tổng Kiểm toán nhà nước khác phụ trách thì trực tiếp trao đổi, phối hợp giải quyết. Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước thì kịp thời báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định.
- Đối với nội dung các đơn vị trực thuộc KTNN cần xin ý kiến Tổng Kiểm toán nhà nước, phải được Phó Tổng Kiểm toán nhà nước cho ý kiến trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước. Trường hợp cần thiết, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước và lãnh đạo đơn vị trực tiếp báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước.
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phải báo cáo, xin ý kiến Tổng Kiểm toán nhà nước trước khi quyết định những vấn đề gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Quy chế làm việc của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024, những vấn đề Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phải báo cáo, xin ý kiến Tổng Kiểm toán nhà nước trước khi quyết định bao gồm:
- Những vấn đề thuộc về chủ trương, chính sách mà pháp luật chưa quy định cụ thể; những vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, xã hội của đất nước và hoạt động chung của KTNN; những vấn đề quan trọng khác;
- Định kỳ ít nhất mỗi tháng 01 lần, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước báo cáo với Tổng Kiểm toán nhà nước kết quả những công việc được phân công phụ trách;
- Khi phát hiện các vấn đề chứa đúng quy định, các hành vi vi phạm quy định hiện hành thì chủ động xử lý theo quy định. Trường hợp vượt quá thẩm quyền hoặc có thể gây hậu quả lớn, khó khắc phục thì kịp thời báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước trước khi quyết định xử lý;
- Những văn bản, báo cáo của KTNN do Phó Tổng Kiểm toán nhà nước gửi các cơ quan bên ngoài liên quan đến các nội dung: trả lời kiến nghị kiểm toán; tham gia ý kiến... có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KTNN, trả lời đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của KTNN thì phải báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước trước khi ký phát hành;
- Trường hợp đi công tác ngoài kế hoạch và vắng mặt vì việc riêng từ 01 ngày làm việc trở lên phải báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý thảo luận hội nghị cán bộ công chức viên chức năm 2025? Tham gia ý kiến tại hội nghị cán bộ công chức người lao động?
- Sử dụng giấy phép lái xe máy hết điểm bị phạt bao nhiêu 2025? Mức phạt sử dụng giấy phép lái xe máy hết điểm 2025?
- Tổng hợp lời nhận xét học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025 các cấp? Những lời nhận xét hay của giáo viên chủ nhiệm học kì 1?
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đối với dự án nào?
- Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự theo các cấp độ cụ thể được quy định như thế nào?