Trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc tiếp nhận tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố được quy định như thế nào?
- Viện kiểm sát có trách nhiệm trong việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không?
- Trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc tiếp nhận tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố được quy định như thế nào?
- Thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực hiện ra sao?
Viện kiểm sát có trách nhiệm trong việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không?
Viện kiểm sát có trách nhiệm trong việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không? (hình từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
...
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
...
Theo đó, thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố bao gồm:
(1) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
(2) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Như vậy, Viện kiểm sát là một trong các cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong vụ án hình sự.
Trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc tiếp nhận tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 38 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc tiếp nhận, chuyển giao tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố như sau:
(1) Lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện phải phân công Kiểm sát viên tiếp nhận đầy đủ tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố do cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến hoặc do đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tiếp nhận, chuyển đến.
(2) Thủ tục tiếp nhận được thực hiện theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(3) Sau khi tiếp nhận, Kiểm sát viên phải vào sổ thụ lý, ghi đầy đủ, chính xác tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện và làm thủ tục chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan có thẩm quyền điều tra giải quyết.
Thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực hiện ra sao?
Theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (Được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021) quy định về thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực hiện như sau:
- Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.
+ Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.
- Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
+ Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
+ Trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 145 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đó phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết.
- Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
- Các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thì chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác cho Cơ quan điều tra nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.
- Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 loại sân tập lái để sát hạch lái xe mô tô theo Nghị định 160/2024 ra sao? Điều kiện về cơ sở vật chất và kỹ thuật của sân tập lái thế nào?
- Luật Xây dựng mới nhất hiện nay quy định những gì? 09 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng?
- Cấp Giấy xác nhận thông báo phát hành trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng theo Nghị định 147 như thế nào?
- Nguyên tắc cơ bản của pháp luật là gì? Trong hoạt động thương mại, những nguyên tắc cơ bản gồm những nguyên tắc nào?
- Tổ chức bộ máy của Cơ quan Điều tra hình sự quân khu và tương đương như thế nào? Nhiệm vụ quyền hạn của Cơ quan Điều tra?