Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân trong việc bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành và sử dụng công trình đê điều là gì?

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân trong việc bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành và sử dụng công trình đê điều là gì? Trách nhiệm bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành và sử dụng công trình đê điều của Tổng cục Phòng chống thiên tai là gì?

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân trong việc bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành và sử dụng công trình đê điều là gì?

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành và sử dụng công trình đê điều được quy định tại khoản 6 Điều 8 Thông tư 13/2021/TT-BNNPTNT; cụ thể như sau:

- Thông tin, truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng công trình đê điều.

- Thẩm định, phê duyệt phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu đê điều, phương án hộ đê theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Thực hiện các nội dung liên quan đến bảo đảm an toàn đê điều quy định tại Chương III về bảo vệ và sử dụng đê điều, Chương IV về hộ đê, Chương VI về trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều của Luật Đê điều và các nội dung khác quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 13/2021/TT-BNNPTNT theo trách nhiệm, thẩm quyền được giao.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo định kỳ hằng năm các trọng điểm xung yếu về phòng, chống thiên tai đối với công trình đê điều thuộc phạm vi quản lý, gửi Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15 tháng 5.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình đê điều thuộc phạm vi quản lý.

Công trình đê điều

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân trong việc bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành và sử dụng công trình đê điều là gì? (Hình từ Internet)

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn gì trong việc quản lý nhà nước về đê điều?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Đê điều 2006 được sửa đổi bởi điểm a khoản 16 Điều 13 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 thì trong việc quản lý nhà nước về đê điều ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Tổ chức lập nội dung phương án phát triển hệ thống đê điều, phương án phòng, chống lũ của tuyến sông có đê trong quy hoạch tỉnh; tổ chức xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều, quản lý và bảo đảm an toàn đê điều trong phạm vi địa phương phù hợp với quy hoạch đê điều, quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch tỉnh; bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống đê trên phạm vi cả nước;

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê;

- Tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu về đê điều trong phạm vi của tỉnh và tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về xây dựng và bảo vệ đê điều;

- Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều;

- Thành lập lực lượng chuyên trách quản lý đê điều và lực lượng quản lý đê nhân dân;

- Quản lý lực lượng chuyên trách quản lý đê điều trên địa bàn tỉnh;

- Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều trong phạm vi của địa phương;

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về đê điều; xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều; giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về đê điều trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Trách nhiệm bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành và sử dụng công trình đê điều của Tổng cục Phòng chống thiên tai là gì?

Trách nhiệm bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành và sử dụng công trình đê điều của Tổng cục Phòng chống thiên tai được quy định tại khoản 5 Điều 8 Thông tư 13/2021/TT-BNNPTNT; cụ thể như sau:

- Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình liên quan đến an toàn đê điều quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 13/2021/TT-BNNPTNT và pháp luật về đê điều.

- Đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để chỉ đạo xử lý kịp thời các sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố, tình huống ảnh hưởng đến an toàn công trình đê điều và hành vi vi phạm pháp luật về đê điều.

- Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước khác có liên quan về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình đê điều.

Phòng chống thiên tai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cập nhật tình hình lũ lụt: Học sinh Hà Nội đi học lại chưa? Học sinh Hà Nội đi học vào ngày nào?
Pháp luật
Xả lũ là gì? Tại sao phải xả lũ thủy điện? Lệnh đóng cửa xả lũ lúc 12h ngày 10/9 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hồ thủy điện nào?
Pháp luật
Trung Quốc xả lũ thủy điện thượng nguồn Sông Lô ngày 11/9 lúc mấy giờ? Trung Quốc xả lũ có làm lưu lượng, mực nước tăng?
Pháp luật
Nguồn vốn và mức cho vay cho hộ nghèo để xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lũ lụt khu vực miền Trung được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mực nước sông Hồng tại Hà Nội là bao nhiêu thì đạt cấp báo động 3 lũ? Các cấp độ lũ lụt sông Hồng tại Hà Nội?
Pháp luật
Khi xảy ra thiên tai bão, lũ lụt, sạt lở thì người nông dân hoạt động trồng trọt, chăn nuôi có được hỗ trợ từ Nhà nước không?
Pháp luật
Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai là tổ chức thế nào? Cục trưởng có những trách nhiệm nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ của Cục quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai trong công tác phòng ngừa và kiểm soát rủi ro thiên tai như thế nào?
Pháp luật
Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai thuộc cơ quan nào? Lãnh đạo Cục phải thực hiện những nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Các khoản chi cho công tác nghiệp vụ thanh tra lĩnh vực thủy lợi, đê điều và phòng chống thiên tai ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống thiên tai
432 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống thiên tai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống thiên tai

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào