Trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước trong việc giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công theo quy định hiện nay?
- Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư thực hiện như thế nào?
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm của cơ quan đăng ký đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư thực hiện như thế nào?
- Trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư, chủ sử dụng, nhà đầu tư trong giám sát và đánh giá chương trình, dự án đầu tư gồm những gì?
Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 91 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư như sau:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có trách nhiệm:
(1) Hướng dẫn, theo dõi và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong toàn quốc.
(2) Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi toàn quốc.
(3) Tổ chức thực hiện và tổng hợp công tác giám sát, đánh giá các chương trình, dự án do Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư.
(4) Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá dự án đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của mình (kể cả các dự án phân cấp và ủy quyền cho cấp dưới quyết định đầu tư).
(5) Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ hoặc với các bộ, ngành, địa phương liên quan về các giải pháp nhằm khắc phục những vướng mắc trong hoạt động đầu tư của các ngành, các địa phương hoặc đối với các dự án cụ thể để đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư.
(6) Xem xét, có ý kiến hoặc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của bộ khi có yêu cầu của các bộ, ngành khác, địa phương và chủ đầu tư.
(7) Hướng dẫn về công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
(8) Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến giám sát và đánh giá đầu tư khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.
Giám sát dự án đầu tư
Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 92 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư như sau:
(1) Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý.
(2) Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của mình (kể cả các dự án phân cấp và ủy quyền cho cấp dưới quyết định đầu tư).
(3) Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền quản lý.
(4) Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá các dự án PPP do mình quản lý.
(5) Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá chuyên ngành việc đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền.
(6) Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá các chương trình, dự án do Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình.
(7) Giải quyết các kiến nghị của các bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình.
(8) Có ý kiến hoặc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành khi có yêu cầu của các bộ, ngành khác, địa phương, chủ đầu tư và nhà đầu tư.
(9) Báo cáo về công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của mình và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của mình theo chế độ quy định.
(10) Cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin báo cáo vào Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Điều 101 Nghị định này.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 93 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư như sau:
(1) Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý của địa phương.
(2) Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của mình (kể cả các dự án phân cấp và ủy quyền cho cấp dưới quyết định đầu tư).
(3) Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền quản lý.
(4) Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá các dự án do mình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
(5) Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá các dự án PPP trên địa bàn.
(6) Giám sát việc thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai, đảm bảo môi trường của các dự án trên địa bàn của tỉnh, thành phố; có ý kiến hoặc giải quyết kịp thời các vấn đề về giải phóng mặt bằng, sử dụng đất thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình khi có yêu cầu của các bộ, ngành và chủ đầu tư.
(7) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc các bộ, ngành về những vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư chung của địa phương và liên quan đến các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của mình để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư.
(8) Báo cáo về công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý của mình và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của mình theo chế độ quy định.
(9) Cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin báo cáo vào Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Điều 101 Nghị định này.
Trách nhiệm của cơ quan đăng ký đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 94 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan đăng ký đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư như sau:
(1) Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý.
(2) Báo cáo về công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.
(3) Cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin báo cáo vào Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Điều 101 Nghị định này.
Trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 95 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư như sau:
(1) Tổ chức giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý của doanh nghiệp.
(2) Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá các dự án do mình quyết định đầu tư hoặc thuộc quyền quản lý.
(3) Báo cáo về công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc Thẩm quyền quản lý theo chế độ quy định.
(4) Cập nhật đầy đủ kịp thời, chính xác các thông tin báo cáo vào Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Điều 101 Nghị định này.
Trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư, chủ sử dụng, nhà đầu tư trong giám sát và đánh giá chương trình, dự án đầu tư gồm những gì?
Căn cứ Điều 96 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư, chủ sử dụng, nhà đầu tư trong giám sát và đánh giá chương trình, dự án đầu tư như sau:
(1) Chủ chương trình đầu tư công, chủ đầu tư, chủ sử dụng dự án đầu tư công, nhà đầu tư, chủ đầu tư dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, nhà đầu tư dự án PPP có trách nhiệm:
- Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá chương trình, dự án theo quy định tại Nghị định này;
- Xây dựng khung giám sát, đánh giá dự án trước khi khởi công dự án;
- Thiết lập hệ thống thông tin nội bộ, thu thập và lưu trữ đầy đủ thông tin, dữ liệu, hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ của dự án, báo cáo của các nhà thầu, những thay đổi về chính sách, luật pháp của Nhà nước, các quy định của nhà tài trợ liên quan đến việc quản lý thực hiện dự án (nếu dự án có sử dụng nguồn vốn ODA);
- Báo cáo kịp thời cơ quan quản lý cấp trên xử lý các vướng mắc, phát sinh vượt thẩm quyền;
- Lập báo cáo giám sát và đánh giá dự án theo quy định;
- Cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin báo cáo vào Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Điều 101 Nghị định này;
- Chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật do báo cáo, cung cấp thông tin không chính xác về tình hình thực hiện đầu tư trong phạm vi quản lý.
(2) Nhà đầu tư dự án sử dụng nguồn vốn khác có trách nhiệm:
- Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá dự án theo quy định tại Nghị định này;
- Thiết lập hệ thống thông tin nội bộ, thu thập và lưu trữ đầy đủ thông tin, dữ liệu, hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ của dự án, báo cáo của các nhà thầu liên quan đến việc quản lý thực hiện dự án;
- Báo cáo kịp thời cơ quan quản lý xử lý các vướng mắc, phát sinh vượt thẩm quyền;
- Lập báo cáo giám sát và đánh giá dự án theo quy định;
- Cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin báo cáo vào Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Điều 101 Nghị định này;
- Chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật do báo cáo, cung cấp thông tin không chính xác về tình hình thực hiện đầu tư trong phạm vi quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin nội bộ là gì? Cổ đông có được sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán cho chính mình?
- Săn sale là gì? Nghĩa vụ của người bán hàng trong ngày 12 12 được pháp luật quy định như thế nào?
- Hóa đơn khống là gì? Người có hành vi sử dụng hóa đơn khống bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
- Ngày truyền thống của đơn vị là ngày gì? Kế hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm năm tròn ngày truyền thống của đơn vị như thế nào?
- Nội dung xét duyệt quyết toán ngân sách năm gồm những gì? Cơ quan xét duyệt quyết toán ngân sách năm?