Trách nhiệm của Hội Nuôi ong Việt Nam về việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong là gì?
- Nội dung Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong là gì?
- Trách nhiệm của Hội Nuôi ong Việt Nam về việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong là gì?
- Yêu cầu đối với thành viên đoàn kiểm tra khi tham gia Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong là gì?
Nội dung Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong là gì?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 15/2022/TT-BNNPTNT quy định nội dung Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong như sau:
Nội dung Chương trình giám sát
1. Giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật về thú y và ATTP tại cơ sở sản xuất mật ong
a) Đối với cơ sở sản xuất mật ong xuất khẩu: thực hiện giám sát theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 của Thông tư này;
b) Đối với cơ sở sản xuất mật ong không thuộc điểm a khoản này: thực hiện giám sát theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT;
c) Xử lý đối với cơ sở sản xuất mật ong có tiêu chí giám sát không tuân thủ quy định: thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 7 của Thông tư này.
2. Xây dựng cơ cấu mẫu giám sát và thông báo kế hoạch triển khai Chương trình giám sát, gồm:
a) Số lượng mẫu mật ong được lấy từ các cơ sở nuôi ong, thu mua, chế biến mật ong để giám sát dư lượng và vi sinh vật ô nhiễm;
b) Số lượng mẫu thức ăn được lấy từ các cơ sở nuôi ong để giám sát việc sử dụng thuốc thú y trong nuôi ong;
c) Thông báo kế hoạch triển khai Chương trình giám sát đến cơ quan, đơn vị liên quan và các cơ sở được lấy mẫu.
3. Tổ chức thực hiện lấy mẫu giám sát, điều chỉnh kế hoạch lấy mẫu giám sát (trong trường hợp cần thiết) và phân tích mẫu giám sát căn cứ chỉ tiêu, phương pháp phân tích hằng năm được phê duyệt: thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này.
4. Xử lý các trường hợp mẫu giám sát không bảo đảm VSTY và ATTP theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
5. Tổng hợp, báo cáo kết quả giám sát hằng năm theo yêu cầu quản lý và yêu cầu của các nước nhập khẩu (đối với cơ sở sản xuất mật ong xuất khẩu).
Trách nhiệm của Hội Nuôi ong Việt Nam về việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong là gì? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Hội Nuôi ong Việt Nam về việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong là gì?
Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 15/2022/TT-BNNPTNT quy định trách nhiệm của Hội Nuôi ong Việt Nam về việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong như sau:
- Phối hợp với Cục Thú y làm việc với các cơ quan thẩm quyền liên quan của nước nhập khẩu trong việc xuất khẩu mật ong; cập nhật thông tin của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu về yêu cầu an toàn thực phẩm (ATTP) đối với mật ong xuất khẩu.
- Tham gia, phối hợp phổ biến, hướng dẫn cho các cơ sở sản xuất mật ong về các quy định về bảo đảm vệ sinh thú y (VSTY) và ATTP đối với mật ong.
- Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất mật ong và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
- Đề xuất, kiến nghị với Cơ quan kiểm tra, giám sát.
Yêu cầu đối với thành viên đoàn kiểm tra khi tham gia Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong là gì?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư 15/2022/TT-BNNPTNT quy định yêu cầu đối với thành viên đoàn kiểm tra, giám sát khi tham gia Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong như sau:
Yêu cầu đối với các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình giám sát
...
2. Trưởng đoàn, thành viên đoàn kiểm tra, giám sát và người lấy mẫu
a) Trưởng đoàn: là lãnh đạo cấp phòng trở lên của Cơ quan kiểm tra, giám sát hoặc Lãnh đạo đơn vị được Cơ quan kiểm tra, giám sát phân công chủ trì thực hiện Chương trình giám sát;
b) Thành viên: có ít nhất 01 thành viên có trình độ từ đại học trở lên về một trong các lĩnh vực chăn nuôi, thú y, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, chế biến nông sản; đã tham gia tập huấn chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực kiểm tra, thẩm định và khóa tập huấn kiểm tra, thẩm định do Cục Thú y tổ chức;
c) Người lấy mẫu: có chuyên môn về một trong các lĩnh vực chăn nuôi, thú y, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, chế biến nông sản; có giấy chứng nhận tham gia tập huấn có nội dung về lấy mẫu do Cục Thú y tổ chức.
Như vậy đối với thành viên đoàn kiểm tra khi tham gia Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong phải có ít nhất 01 thành viên có trình độ từ đại học trở lên về một trong các lĩnh vực chăn nuôi, thú y, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, chế biến nông sản đồng thời đã tham gia tập huấn chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực kiểm tra, thẩm định và khóa tập huấn kiểm tra, thẩm định do Cục Thú y tổ chức.
Thông tư 15/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?