Trách nhiệm của cơ quan quản lý các cấp về hoạt động giáo dục nghề nghiệp có sự thay đổi như thế nào từ ngày 01/6/2022?
- Trách nhiệm của các cơ quan các cấp quản lý hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định hiện hành là như thế nào?
- Trách nhiệm của các cơ quan các cấp quản lý hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định mới nhất là như thế nào?
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm gì khi thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp?
Trách nhiệm của các cơ quan các cấp quản lý hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định hiện hành là như thế nào?
Theo Điều 24 Nghị định 143/2016/NĐ-CP thì trách nhiệm của cơ quan các cấp quản lý hoạt động giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
(1) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm:
- Quy định trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ của nhà giáo giảng dạy các trình độ giáo dục nghề nghiệp; quy định về tiêu chuẩn cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo theo chuyên ngành hoặc nghề; quy định danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu đáp ứng yêu cầu đào tạo của từng trình độ đào tạo theo chuyên ngành hoặc nghề; quy định quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo;
b) Quyết định thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên trường cao đẳng; quyết định thành lập, cho phép thành lập, chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường cao đẳng theo quy định tại Nghị định này;
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định này và văn bản pháp luật có liên quan.
(2) Bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm:
Chỉ đạo, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý và gửi báo cáo về Tổng cục Dạy nghề.
(3) Tổng cục Dạy nghề có trách nhiệm:
- Tiếp nhận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên trường cao đẳng; tiếp nhận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập, chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường cao đẳng; thực hiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học theo quy định tại Nghị định này;
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp và xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định này và văn bản pháp luật có liên quan.
(4) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
- Quyết định thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc và trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn; thành lập, cho phép thành lập, chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp công lập trực thuộc và trường trung cấp tư thục trên địa bàn theo quy định tại Nghị định này;
- Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan chức năng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, xử lý vi phạm theo quy định của Nghị định này và văn bản pháp luật có liên quan.
(5) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
- Tiếp nhận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh và trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn; tiếp nhận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập, chấm dứt hoạt động phân hiệu trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, trường trung cấp tư thục trên địa bàn; thực hiện việc đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này;
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, xử lý vi phạm đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này và văn bản pháp luật có liên quan;
- Định kỳ 06 tháng, hằng năm tổng hợp tình hình thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và gửi báo cáo về Tổng cục Dạy nghề.
Trách nhiệm của cơ quan quản lý các cáp về hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Trách nhiệm của các cơ quan các cấp quản lý hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định mới nhất là như thế nào?
Theo khoản 19 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP, trách nhiệm của cơ quan quản lý các cấp về hoạt động giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
(1) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương có trách nhiệm
- Quy định việc quản lý, tổ chức đào tạo theo hình thức trực tuyến hoặc hình thức đào tạo trực tiếp kết hợp với đào tạo trực tuyến;
- Chỉ đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp:
+ Hướng dẫn việc linh hoạt quy mô tuyển sinh/năm giữa các ngành, nghề, trình độ đào tạo được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
+ Hằng năm, tổ chức hậu kiểm các điều kiện bảo đảm tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp của trường cao đẳng sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
+ Hướng dẫn cập nhật dữ liệu về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
+ Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
(2) Bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm
- Chỉ đạo, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý;
- Định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo việc thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý theo Mẫu số 01 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) để theo dõi, quản lý;
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền, xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
(3) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm
- Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền và xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
- Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
+ Tổ chức hậu kiểm các điều kiện bảo đảm tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp của trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, doanh nghiệp sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
+ Định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo việc thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý theo Mẫu số 01, Mẫu số 02 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để theo dõi, quản lý.
Từ ngày Nghị định 24/2022/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thì quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý các cấp về hoạt động giáo dục nghề nghiệp sẽ được thực hiện theo quy định nêu trên.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm gì khi thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp?
Theo Điêu 24 Nghị định 143/2016/NĐ-CP trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định hiện hành là như sau:
- Trong thời hạn 36 tháng đối với trường trung cấp, trường cao đẳng và 24 tháng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp phải thực hiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định 143/2016/NĐ-CP;
- Trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì cơ sở giáo dục nghề phải triển khai hoạt động đào tạo theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Nghị định này;
- Khi thay đổi các nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cơ sở phải thực hiện đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này;
d) Thông báo công khai giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trên phương tiện thông tin đại chúng.
Căn cứ khoản 19 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định mới nhất là như sau:
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xây dựng lộ trình chuẩn bị các điều kiện tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 143/2016/NĐ-CP để bảo đảm kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 nếu đủ điều kiện thì được áp dụng thực hiện tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo theo quy định;
- Trong thời hạn 36 tháng đối với trường trung cấp, trường cao đẳng và 24 tháng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp phải thực hiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
- Trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, doanh nghiệp phải tổ chức hoạt động đào tạo theo giấy chứng nhận đã được cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp được linh hoạt quy mô tuyển sinh/năm giữa các ngành, nghề, trình độ đào tạo trong cùng nhóm ngành, nghề mã cấp III hoặc giữa nghề trình độ sơ cấp có cùng tên gọi với ngành, nghề trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp hoặc giữa các nghề trình độ sơ cấp trong cùng nhóm nghề đào tạo sơ cấp khi đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với từng ngành, nghề đào tạo sau khi linh hoạt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Nghị định này.
Quy mô tuyển sinh/năm của các ngành, nghề sau khi linh hoạt không được vượt quá 10% tổng quy mô tuyển sinh/năm của các ngành, nghề trong cùng nhóm ngành, nghề tại từng địa điểm đào tạo được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Cơ sở thực hiện công khai quy mô tuyển sinh/năm của từng ngành, nghề sau khi linh hoạt trên trang thông tin điện tử của cơ sở và báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
- Khi thay đổi các nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp nếu không thuộc các trường hợp đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều 18 Nghị định này, cơ sở phải báo cáo nội dung thay đổi gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận để theo dõi, quản lý;
- Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, doanh nghiệp tự chủ quyết định chỉ tiêu tuyển sinh/năm đối với từng ngành, nghề đào tạo theo từng hình thức đào tạo trong tổng quy mô tuyển sinh/năm được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
- Quản lý, sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp được cấp đúng quy định. Trường hợp làm mất, hư hỏng, rách nát phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận và nêu rõ lý do;
- Công khai giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp và các điều kiện bảo đảm tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với từng ngành, nghề đào tạo được cấp trong giấy chứng nhận hoặc trong quyết định tự chủ mở ngành, nghề đào tạo trên trang thông tin điện tử của cơ sở mình (trừ nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định). Gửi kết quả công khai về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp để theo dõi, quản lý;
- Cập nhật văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp do cơ sở mình cấp trên Trang Thông tin tra cứu văn bằng giáo dục nghề nghiệp tại địa chỉ http://vanbang.gdnn.gov.vn;
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, doanh nghiệp có hành vi vi phạm về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đến mức phải đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì không được đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày khắc phục được nguyên nhân dẫn đến đình chỉ hoạt hoạt động.
Nghị định 24/2022/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện thành lập trung tâm tin học là gì theo Nghị định 125? Thủ tục thành lập trung tâm tin học như thế nào?
- Người điều khiển xe từ năm 2025 bật đèn pha khi gặp người đi bộ qua đường bị xử phạt bao nhiêu?
- Lỗi không gắn biển số xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Lỗi không gắn biển số xe ô tô 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Tổng hợp 3 mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất hiện nay? Tải về 03 mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa?
- Thế hệ Beta là gì? Năm khởi đầu của Thế hệ Beta là năm nào? Sinh vào năm khởi đầu của Thế hệ Beta là người thành niên năm bao nhiêu?