Trách nhiệm của cơ quan có yêu cầu thẩm định giá được thực hiện bởi cơ quan nhà nước được quy định ra sao?
Cơ quan có yêu cầu thẩm định giá được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 89/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự thẩm định giá tài sản
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản theo trình tự sau:
a) Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá;
b) Lập kế hoạch thẩm định giá;
c) Khảo sát thực tế, thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần thẩm định giá;
d) Phân tích thông tin;
đ) Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá căn cứ vào quy chế tính giá tài sản hàng hóa, dịch vụ, Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành; các nguyên tắc, căn cứ, phương pháp xác định giá theo quy định của pháp luật liên quan đến tài sản cần thẩm định giá;
e) Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, văn bản trả lời về kết quả thẩm định giá trình thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền thẩm định giá phê duyệt; sau đó gửi văn bản trả lời về kết quả thẩm định giá cho cơ quan yêu cầu thẩm định giá.
2. Tùy theo tài sản cần thẩm định, trình tự thẩm định giá có thể rút gọn một số bước so với quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Cơ quan có yêu cầu thẩm định giá có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến tài sản cần thẩm định giá; phối hợp tổ chức khảo sát thực tế tài sản cần thẩm định giá, nếu cần thiết.
Chiếu theo quy định này, cơ quan có yêu cầu thẩm định giá được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có trách nhiệm sau:
- Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến tài sản cần thẩm định giá;
- Phối hợp tổ chức khảo sát thực tế tài sản cần thẩm định giá, nếu cần thiết.
Thẩm định giá tài sản (hình từ Internet)
Thủ trưởng, công chức cơ quan nhà nước khi thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước có quyền gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Nghị định 89/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của thủ trưởng, công chức cơ quan nhà nước khi thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước
1. Thủ trưởng, công chức cơ quan nhà nước có quyền:
a) Tổ chức thực hiện thẩm định giá theo thẩm quyền quy định tại Điều 5 Nghị định này hoặc thực hiện thẩm định giá theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được yêu cầu thẩm định giá;
b) Yêu cầu cơ quan có yêu cầu thẩm định giá hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản cần thẩm định giá hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc thẩm định giá tài sản;
c) Thủ trưởng cơ quan nhà nước có quyền thuê tổ chức có chức năng thực hiện giám định tình trạng kinh tế - kỹ thuật, chất lượng của tài sản; thuê thẩm định giá tài sản nhằm có thêm thông tin phục vụ cho việc thẩm định giá của cơ quan nhà nước. Kinh phí thuê thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định này;
d) Từ chối việc thẩm định giá tài sản trong trường hợp không có đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
đ) Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về thẩm định giá và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, thủ trưởng, công chức cơ quan nhà nước khi thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước có các quyền sau:
- Tổ chức thực hiện thẩm định giá theo thẩm quyền quy định tại Điều 5 Nghị định 89/2013/NĐ-CP hoặc thực hiện thẩm định giá theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được yêu cầu thẩm định giá;
- Yêu cầu cơ quan có yêu cầu thẩm định giá hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản cần thẩm định giá hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc thẩm định giá tài sản;
- Thủ trưởng cơ quan nhà nước có quyền thuê tổ chức có chức năng thực hiện giám định tình trạng kinh tế - kỹ thuật, chất lượng của tài sản;
+ Thuê thẩm định giá tài sản nhằm có thêm thông tin phục vụ cho việc thẩm định giá của cơ quan nhà nước. Kinh phí thuê thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Từ chối việc thẩm định giá tài sản trong trường hợp không có đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 26 Nghị định 89/2013/NĐ-CP.
- Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về thẩm định giá và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Quyền khác theo quy định của pháp luật về công chức.
Thủ trưởng, công chức cơ quan nhà nước khi thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước có nghĩa vụ gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 26 Nghị định 89/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của thủ trưởng, công chức cơ quan nhà nước khi thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước
...
2. Thủ trưởng, công chức cơ quan nhà nước có nghĩa vụ:
a) Tuân thủ trình tự thẩm định giá tài sản theo quy định tại Điều 25 Nghị định này;
b) Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ; tính trung thực, khách quan trong quá trình thẩm định giá tài sản;
c) Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, thủ trưởng, công chức cơ quan nhà nước khi thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước có các nghĩa vụ sau:
- Tuân thủ trình tự thẩm định giá tài sản theo quy định tại Điều 25 Nghị định 89/2013/NĐ-CP;
- Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ; tính trung thực, khách quan trong quá trình thẩm định giá tài sản;
- Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về công chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn lập bảng kê thu mua hàng hóa dịch vụ không có hóa đơn? Tải mẫu bảng kê 01/TNDN mới nhất?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình mới nhất theo Nghị định 175? Tải mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình?
- Bài tuyên truyền về an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên Đán 2025? Bài tuyên truyền về an toàn giao thông trong trường học?
- Nghị định 168 bãi bỏ toàn bộ quy định xử phạt vi phạm giao thông? Hiệu lực thi hành của Nghị định 168?
- Đáp án đợt 1 cuộc thi Tự hào vững bước dưới cờ Đảng tỉnh Tuyên Quang? Thể lệ cuộc thi trực tuyến Tự hào vững bước dưới cờ Đảng?