Trách nhiệm của các bộ ngành liên quan đối với việc thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đối với công dân Việt Nam ra nước ngoài như thế nào?
- Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo ra sao?
- Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như thế nào?
- Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao như thế nào?
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định pháp luật
- Trách nhiệm của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài như thế nào?
Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo ra sao?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 86/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đối với công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật thuộc cấp học, trình độ đào tạo trong giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm và bồi dưỡng về ngoại ngữ.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện chế độ báo cáo về việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật thuộc cấp học, trình độ đào tạo trong giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm và bồi dưỡng về ngoại ngữ.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật thuộc cấp học, trình độ đào tạo trong giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm và bồi dưỡng về ngoại ngữ; hoạt động đào tạo vấn du học.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học.
Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như thế nào?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 86/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đối với công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật thuộc các trình độ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp (trừ cao đẳng sư phạm).
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện chế độ báo cáo về việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật thuộc các trình độ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp (trừ cao đẳng sư phạm).
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật thuộc các trình độ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp (trừ cao đẳng sư phạm).
- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học.
- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học.
Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao như thế nào?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 86/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ Ngoại giao như sau:
“Chủ trì thực hiện bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật ở nước ngoài.”
Quản lý nhà nước về giáo dục
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định pháp luật
Căn cứ Điều 26 Nghị định 86/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:
- Tổ chức quản lý, cử công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật theo thẩm quyền.
- Quản lý, chỉ đạo hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trên địa bàn theo thẩm quyền.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; kịp thời chấn chỉnh, xử lý khi có vi phạm.
- Công khai danh sách, hiện trạng các tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học tại địa bàn trên cổng thông tin điện tử của địa phương.
- Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình kinh doanh dịch vụ tư vấn du học của địa phương theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.
Trách nhiệm của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài như thế nào?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 86/2021/NĐ-CP quy định về Trách nhiệm của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài như sau:
- Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân tham gia học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật ở nước ngoài và giải quyết kịp thời những vấn đề về quyền và trách nhiệm của công dân theo quy định.
- Giúp đỡ, động viên công dân học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật ở nước ngoài, rèn luyện đạo đức, phẩm chất chính trị, giữ gìn và góp phần phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước; phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra các công dân này thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các quy định tại Nghị định này; giáo dục chính trị, tư tưởng, bảo đảm các hoạt động đoàn thể của du học sinh theo sự hướng dẫn của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội của Việt Nam.
- Phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác giáo dục với các cơ sở đào tạo và chính quyền nước sở tại; tìm kiếm và khai thác các nguồn học bổng cho Việt Nam; nghiên cứu chính sách, hệ thống giáo dục của nước sở tại đề tham mưu cho Chính phủ và các cơ quan liên quan trong việc phát triển giáo dục Việt Nam cũng như việc gửi công dân đi học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật ở những ngành nghề, lĩnh vực và trình độ phù hợp nước sở tại và đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam và thúc đẩy hợp tác giữa hai nước.
- Thông tin kịp thời về các trường hợp, tổ chức và cá nhân có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam trong việc đưa công dân Việt Nam đi học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật ở nước ngoài với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?