Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự được thực hiện trong những trường hợp nào?
- Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự được thực hiện trong những trường hợp nào?
- Trong hoạt động thi hành án dân sự thì có thể sử dụng Quyết định xử lý kỷ luật người thi hành công vụ làm căn cứ yêu cầu bồi thường của Nhà nước không?
- Cơ quan nào có quyền giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự?
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự được thực hiện trong những trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại Điều 2 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 như sau:
Đối tượng được bồi thường
Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Luật này.
Theo đó thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra phải được bồi thường theo quy định và được xác định là trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Đối với hoạt động thi hành án dân sự thì phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Điều 21 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 bao gồm những trường hợp sau:
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
- Ra hoặc không ra một trong các quyết định sau đây trái pháp luật:
+ Thi hành án;
+ Hủy, thu hồi, sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án;
+ Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án;
+ Cưỡng chế thi hành án;
+ Hoãn thi hành án;
+ Tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án;
+ Tiếp tục thi hành án;
- Tổ chức thi hành hoặc không tổ chức thi hành một trong các quyết định quy định nêu trên trái pháp luật.
Theo đó trong hoạt động thi hành án dân sự thì trách nhiệm bồi thường Nhà nước bao gồm những hoạt động, hành vi nêu trên.
Bồi thường của Nhà nước (Hình từ Internet)
Trong hoạt động thi hành án dân sự thì có thể sử dụng Quyết định xử lý kỷ luật người thi hành công vụ làm căn cứ yêu cầu bồi thường của Nhà nước không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 12 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự
Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự quy định tại Điều 21 của Luật này bao gồm:
1. Bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền xác định rõ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ;
2. Quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự chấp nhận một phần hoặc toàn bộ nội dung khiếu nại của người khiếu nại;
3. Quyết định hủy, thu hồi, sửa đổi, bổ sung quyết định về thi hành án vì quyết định đó được ban hành trái pháp luật;
4. Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ bị tố cáo trên cơ sở kết luận nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật về tố cáo;
5. Văn bản của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trả lời chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
6. Quyết định xử lý kỷ luật người thi hành công vụ do có hành vi trái pháp luật;
7. Văn bản khác theo quy định của pháp luật đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật này.
Như vậy, trong hoạt động thi hành án dân sự thì có thể sử dụng Quyết định xử lý kỷ luật người thi hành công vụ do có hành vi trái pháp luật làm căn cứ yêu cầu bồi thường của Nhà nước.
Ngoài quyết định này cũng có thể sử dụng những văn bản sau làm căn cứ yêu cầu bồi thường:
- Bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền xác định rõ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ;
- Quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự chấp nhận một phần hoặc toàn bộ nội dung khiếu nại của người khiếu nại;
- Quyết định hủy, thu hồi, sửa đổi, bổ sung quyết định về thi hành án vì quyết định đó được ban hành trái pháp luật;
- Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ bị tố cáo trên cơ sở kết luận nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật về tố cáo;
- Văn bản của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trả lời chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
- Văn bản khác theo quy định của pháp luật đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật này.
Cơ quan nào có quyền giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự?
Căn cứ theo Điều 39 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự
1. Cục Thi hành án dân sự và Chi cục Thi hành án dân sự.
2. Cơ quan Thi hành án quân khu và tương đương.
3. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự.
Theo đó, cơ quan được nhắc đến trong quy định trên là các cơ quan có quyền giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?