TP Hồ Chí Minh tăng cường tiêm chủng và phòng chống dịch COVID-19 trong trường học như thế nào?

Tôi muốn hỏi TP. Hồ Chí Minh tăng cường tiêm chủng và phòng chống dịch Covid-19 trong trường học đúng không? - câu hỏi của chị Tôn Lệ (Thành phố Hồ Chí Minh)

TP. Hồ Chí Minh tăng cường tiêm chủng và phòng chống dịch Covid-19 trong trường học?

Ngày 19/4/2023, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Công văn 1820/SGDĐT-CTTT năm 2023 về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Bộ Y tế ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, tình hình dịch COVID-19 trong nước đang có xu hướng gia tăng từ đầu tháng 4 đến nay.

Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, tính từ đầu tháng 3 năm 2023 đến nay, số ca mắc COVID-19 mới tại Thành phố dưới 03 ca/ngày.

Nhằm chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại cơ sở giáo dục, không để dịch bệnh bùng phát trở lại, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị triển khai một số nội dung cụ thể như sau:

- Không chủ quan, lơ là, tổ chức các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trong cơ sở giáo dục theo đúng hướng dẫn của ngành Y tế và báo ngay cho cơ quan y tế địa phưng khi có ca bệnh trong cơ sở giáo dục.

- Kiểm tra, rà soát các biện pháp phòng, chống dịch, trang thiết bị phòng, chống dịch tại đơn vị. Tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp, đặc biệt là thực hiện 2K và tầm soát các trường hợp nghi ngờ.

- Tiếp tục phối hợp với ngành Y tế trong công tác rà soát tiêm vắc xin đối với học sinh, phối hợp tổ chức các chiến dịch, hoạt động tăng cường tiêm chủng tại các cơ sở giáo dục và phòng, chống dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục.

- Thực hiện truyền thông đến học sinh, cha mẹ học sinh biết đường lây truyền các bệnh truyền nhiễm và lợi ích của tiêm vắc xin phòng bệnh.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các đơn vị trên địa bàn. Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát về Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 28/4/2023.

Phòng chống dịch Covid-19: TP. Hồ Chí Minh tăng cường tiêm chủng và phòng chống dịch trong trường học?

Phòng chống dịch Covid-19: TP. Hồ Chí Minh tăng cường tiêm chủng và phòng chống dịch trong trường học? (Hình từ internet)

Năm 2023, học sinh đi học có phải đeo khẩu trang nữa không?

Theo hướng dẫn tại Mục III Hướng dẫn kèm theo Quyết định 2447/QĐ-BYT năm 2022 quy định hướng dẫn như sau:

NỘI DUNG
1. Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng khẩu trang
1.1. Áp dụng chung với:
a) Người có biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp cấp, người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19.
b) Tất cả các đối tượng (trừ trẻ em dưới 5 tuổi) khi đến nơi công cộng thuộc khu vực đã được công bố cấp độ dịch ở mức độ 3 hoặc mức độ 4 theo Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” tại Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ Y tế.
1.2. Áp dụng cụ thể với một số địa điểm, đối tượng sau:
a) Tại cơ sở y tế; nơi cách ly y tế; nơi lưu trú mà có người đang cách ly y tế hoặc đang theo dõi, giám sát y tế:
- Áp dụng với tất cả các đối tượng (trừ những người cách ly ở trong phòng đơn; người bị suy hô hấp, người bệnh đang phải thực hiện thủ thuật y tế theo chỉ định của bác sĩ, trẻ em dưới 5 tuổi).
- Đối với nhân viên y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo Hướng dẫn về lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được ban hành kèm theo Quyết định số 2171/QĐ-BYT ngày 05/8/2022 của Bộ Y tế.
b) Khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng (máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, tàu điện, phà, xe khách, xe buýt, taxi,...): Áp dụng với hành khách; người điều khiển, người phục vụ trên phương tiện giao thông công cộng; nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động tại nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ khi tiếp xúc trực tiếp với hành khách.
...

Theo đó, các trường hợp bắt buộc đeo khẩu trang bao gồm:

- Người có biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp cấp, người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19

- Tất cả các đối tượng (trừ trẻ em dưới 5 tuổi) khi đến nơi công cộng thuộc khu vực đã được công bố cấp độ dịch ở mức độ 3 hoặc mức độ 4 theo Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế.

Như vậy, đối với học sinh có biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp cấp hoặc mắc hay nghi ngờ mắc COVID-19 phải bắt buộc đeo khẩu trang.

Học sinh bị nhiễm Covid-19 cần thực hiện những biện pháp nào để phòng, chống lây nhiễm?

Theo tiểu mục 5.4 Mục 5 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 604/QĐ-BYT năm 2022, học sinh cần lưu ý thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm sau:

- Người mắc COVID-19 cần hạn chế tối đa ra khỏi phòng cách ly, nhưng không được ra khỏi nhà. Khi ra khỏi phòng cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác trong nhà.

- Nơi cách ly giữ thông thoáng, hạn chế chế đề các đồ dùng vật dụng khó làm sạch (thú bông, giấy, bìa…) tại khu vực này.

- Rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. Khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc thường xuyên như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa… hàng ngày và khi dây bẩn.

- Phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm đúng quy định.

Chống dịch covid Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Chống dịch Covid:
Covid-19 Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Covid-19:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trẻ mẫu giáo ở thôn đặc biệt khó khăn đi học nửa ngày do dịch Covid-19 có được hỗ trợ ăn trưa không?
Pháp luật
Mức tiền lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian ngừng việc do dịch bệnh Covid-19 là bao nhiêu?
Pháp luật
Thực hiện 3 sạch để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm khác?
Pháp luật
Người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 được phép làm thêm tối đa 60 giờ trong 01 tháng?
Pháp luật
Tại sao từ ngày 01/3/2022 thân nhân của người đã mất vì dịch Covid-19 lại không còn được nhận hỗ trợ?
Pháp luật
Việc cách ly y tế đối với các trường hợp tiếp xúc gần với ca nhiễm bệnh Covid-19 (F1) được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thời gian cách ly tại nhà đối với người tiếp xúc gần với ca nhiễm Covid-19 (F1) theo quy định mới nhất có còn là 14 ngày không?
Pháp luật
Từ 0h ngày 27/4/2022, tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế với COVID-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh?
Pháp luật
Để phòng chống dịch Covid-19 trong trường học thì có tuyên truyền thực hiện việc tiêm vắc xin phòng Covid 19 cho học sinh không?
Pháp luật
Kế hoạch định hướng công tác Truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam năm 2023-2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chống dịch covid
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
998 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chống dịch covid Covid-19

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chống dịch covid Xem toàn bộ văn bản về Covid-19

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào