TP Hồ Chí Minh đề xuất cấm xe giường nằm vào nội ô 24/24h để cải thiện văn minh đô thị thành phố?
Điều kiện đối với kinh doanh chở khách bằng xe giường nằm là gì?
Kinh doanh vận tải xe khách là một trong những hình thức kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Vì thế, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ này cần đáp ứng các điều kiện chung về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô, tại Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP bao gồm:
(1) Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách
- Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật....
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng...
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất)
- Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất) (đã được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP)
- Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất). Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng ...
(2) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
- Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
- Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
Lưu ý: Không sử dụng xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách.
TP Hồ Chí Minh đề xuất cấm xe giường nằm vào nội ô 24/24h để cải thiện văn minh đô thị thành phố? (Hình internet)
Tình hình thực hiện quy định cấm xe giường nằm vào nội ô TPHCM trong khung giờ 6h-22h như thế nào ?
- Trước đây, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Bùi Xuân Cường ký văn bản 5088/UBND-ĐT về tổ chức giao thông đối với ô tô khách có giường nằm trên địa bàn thành phố.
- Theo đó, nhằm giảm tối đa nguy cơ ùn tắc giao thông, TNGT liên quan đến xe khách và hạn chế tình trạng đón, trả khách không đúng nơi quy định trên địa bàn thành phố, UBND TP HCM đồng ý chủ trương thực hiện phương án cấm xe khách giường nằm vào nội đô từ ngày 10/1/2023 của Sở GTVT.
- Kể từ đó, TPHCM chính thức cấm xe giường nằm vào nội đô trong khung giờ 6h-22h. Theo thực tế áp dụng việc cấm, sau thời gian triển khai, đơn vị rà soát, đánh giá phương án này đã phát huy tác dụng nhất định. Cụ thể, tình trạng ùn tắc giao thông đã giảm hẳn, ngoài ra, số điểm đón trả khách sai quy định cũng giảm từ 76 xuống 60 điểm.
- Tuy nhiên, thực trạng đón, trả khách sai quy định vẫn còn tiếp diễn ở tuyến quốc lộ, tuyến vành đai cấm. Nhất là vào các dịp lễ, Tết, tình trạng này tiếp tục gây mất trật tự an toàn giao thông.
TP. Hồ Chí Minh đề xuất cấm xe giường nằm vào nội đô 24/24h?
- Hiện nay, tình trạng "xe dù, bến cóc" diễn biến phức tạp khiến nhà xe trong bến gặp khó, khách đến bến xe thưa thớt. Hệ lụy là gây mất an ninh trật tự, an toàn giao thông, dẫn tới cạnh tranh vận tải không lành mạnh…
- Trước thực tế nói trên, Sở Giao thông vận tải TPHCM cho biết đang lấy ý kiến các đơn vị liên quan, nghiên cứu cấm xe khách giường nằm vào trung tâm Thành phố 24/24h, thay vì cấm từ 6h-22h như hiện nay. Đề xuất này nhận được sự đồng tình của đông đảo người dân và chuyên gia. Một số chuyên gia cho rằng song song với việc này, TPHCM cần xây dựng được hệ thống xe trung chuyển bài bản, đáp ứng nhu cầu đi lại thuận lợi và an toàn của người dân.
- Đồng thời, nghiên cứu mở rộng cấm xe trên 16 chỗ vào nội thành, trừ xe buýt, xe phục vụ nhu cầu riêng, xe đưa đón học sinh-sinh viên, công nhân, xe công vụ, xe chở khách đoàn tham quan, du lịch theo chương trình, xe đám tang, đám cưới...
- Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ thì TPHCM cần giải quyết được 2 vấn đề:
+ Thứ 1, là phải triển khai các dịch vụ trung chuyển hành khách đến bến xe cửa ngõ. Việc này cần được nghiên cứu, quy hoạch, tổ chức một cách bài bản, đáp ứng nhu cầu của người dân với tần suất đủ dày với thời gian đủ ngắn để giảm thiểu chi phí chuyển tiếp và thời gian chuyển tiếp, như vậy mới đủ sức thu hút người dân vào bến để đi xe.
+ Thứ 2, Thành phố cần triển khai các giải pháp về công nghệ thông tin để kiểm soát các hành vi cố tình làm trái quy định. Các xe thương mại đều có gắn hệ thống định vị GPS, cho biết xe đang ở đâu. Với dữ liệu này, Thành phố hoàn toàn có thể tiếp cận được để xác định những xe nào đi vào trung tâm để đưa đón khách và xử phạt nguội, thậm chí là tịch thu giấy phép hoạt động.
- Như vậy, có thể thấy, đề xuất TPHCM có lệnh cấm xe giường nằm vào nộ ô thành phố 24/24h như thế sẽ làm cho tình trạng "xe dù bến cóc", tắc đường, mất an ninh an toàn khi tham gia giao thông…thực sự chấm dứt..
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?