Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam là ai? Có được giữ chức vụ tại các tổ chức tín dụng khác không?
Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam là ai? Có được giữ chức vụ tại tổ chức tín dụng khác không?
Theo Điều 24 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 43/2003/QĐ-BNV quy định như sau:
Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng:
1. Tổng thư ký là thành viên Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng, do Hội đồng Hiệp hội bầu.
2. Tổng thư ký là người không giữ chức vụ của bất cứ tổ chức tín dụng nào.
3. Tổng thư ký là Thủ trưởng, người lãnh đạo cao nhất tại Cơ quan thường trực Hiệp hội Ngân hàng.
4. Tổng thư ký phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lý và trình độ chuyên môn về kinh tế - tài chính – ngân hàng.
Căn cứ trên quy định Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam là thành viên Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng, do Hội đồng Hiệp hội bầu.
Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam không được giữ chức vụ của bất cứ tổ chức tín dụng nào. Đồng thời phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lý và trình độ chuyên môn về kinh tế - tài chính – ngân hàng.
Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam là ai? Có được giữ chức vụ tại tổ chức tín dụng khác không? (Hình từ Internet)
Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có quyền hạn và nghĩa vụ như thế nào?
Theo Điều 25 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 43/2003/QĐ-BNV quy định Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có quyền hạn và nghĩa vụ như sau:
- Điều hành trực tiếp Cơ quan thường trực Hiệp hội Ngân hàng thực hiện quyền và nghĩa vụ của Hiệp hội tại Điều lệ này, Nghị quyết của Đại hội đồng và Hội đồng Hiệp hội, chỉ đạo của Chủ tịch Hiệp hội khi đã có sự thống nhất ý kiến của Hội đồng bằng văn bản.
- Đề xuất thành lập các Ban chuyên môn, Văn phòng, các tổ chức và đơn vị trực thuộc; số lượng và điều kiện chuyên môn của cán bộ nhân viên Cơ quan thường trực Hiệp hội để Hội đồng Hiệp hội xem xét quyết định.
- Quản lý các tổ chức, chi hội, … trực thuộc khi được Hội đồng Hiệp hội thành lập theo quy định của pháp luật.
- Đề xuất lên Hội đồng Hiệp hội xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Tổng thư ký; trưởng phó Ban; Chánh – Phó văn phòng và người lãnh đạo các tổ chức, cơ quan trực thuộc.
Ký kết hoặc kết thúc hợp đồng lao động, điều chuyển, xử lý kỷ luật lao động đối với cán bộ nhân viên tại Cơ quan thường trực Hiệp hội và tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của Tổng thư ký và theo quy định của pháp luật về lao động;
- Đề xuất lên Hội đồng Hiệp hội xem xét quyết định về chế độ tiền lương và mức lương của cán bộ và nhân viên Cơ quan thường trực Hiệp hội, tổ chức trực thuộc; chế độ phụ cấp công vụ của Hội đồng Hiệp hội.
- Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các Ban, Văn phòng; nội quy lao động tại Cơ quan thường trực Hiệp hội theo quy định của pháp luật lao động.
- Giao tiếp và đại diện Hiệp hội Ngân hàng trong quan hệ đối nội và đối ngoại.
- Giải quyết các công việc khác khi được Chủ tịch Hiệp hội ủy quyền.
- Trình Hội đồng Hiệp hội báo cáo công tác 6 tháng, dự thảo báo cáo năm và nhiệm kỳ về hoạt động của Hiệp hội.
Tổ chức hậu cần, lễ tân và thư ký các phiên họp của Đại hội đồng và Hội đồng Hiệp hội.
- Giữ mối liên hệ thường xuyên với cơ quan Nhà nước, Ngân hàng Việt Nam và với các hội viên. Tham dự các hội nghị tổng kết công tác hàng năm của hội viên theo lời mời của hội viên.
- Chủ tài khoản của Hiệp hội Ngân hàng, Chủ quản tạp chí, sách, báo xuất bản (nếu có) của Hiệp hội Ngân hàng.
- Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng, Hội đồng Hiệp hội về kết quả điều hành và trước pháp luật trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ được giao.
Các ban chuyên môn, Văn phòng và các tổ chức trực thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam được quy định thế nào?
Theo Điều 27 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 43/2003/QĐ-BNV quy định các ban chuyên môn, Văn phòng và các tổ chức trực thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam như sau:
Các ban chuyên môn, Văn phòng và các tổ chức trực thuộc:
1. Các Ban chuyên môn, Văn phòng và Văn phòng đại diện được thành lập và giải thể bằng quyết định của Hội đồng Hiệp hội theo đề nghị của Tổng thư ký. Tổ chức và hoạt động của các đơn vị này theo Quy chế do Tổng thư ký ban hành.
1.1. Lãnh đạo và điều hành, quản lý phân công lao động trong Ban hoặc Văn phòng do Trưởng Ban hoặc Chánh Văn phòng đảm nhiệm. Giúp việc trưởng Ban hoặc Chánh Văn phòng có phó trưởng Ban hoặc phó Chánh văn phòng.
1.2. Do tính chất công việc, các Ban có thể có các phòng trực thuộc do Tổng thư ký quyết định;
Lãnh đạo phòng có trưởng, phó phòng do Tổng thư ký bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban hoặc Chánh văn phòng.
2. Các tổ chức trực thuộc Hiệp hội Ngân hàng được thành lập hoặc giải thể và hoạt động theo quyết định của Hội đồng Hiệp hội và quy định của pháp luật; đặt dưới sự quản lý của Tổng thư ký; chịu sự kiểm tra của Ban kiểm tra Hiệp hội và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2.1. Cấp trưởng và cấp phó của các tổ chức trực thuộc do Hội đồng Hiệp hội bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng thư ký.
2.2. Tổ chức, hoạt động, lao động, tài chính của các Tổ chức trực thuộc do Hội đồng Hiệp hội quyết định theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội Ngân hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?