Tổng kiểm toán nhà nước là ai và do cơ quan nào bầu ra? Trình tự bầu Tổng Kiểm toán nhà nước được quy định ra sao?

Tôi có thắc mắc là Tổng kiểm toán nhà nước là ai, do cơ quan nào bầu ra và trình tự bầu Tổng Kiểm toán nhà nước được pháp luật quy định như thế nào? Mong nhận được câu trả lời từ tổ tư vấn - Câu hỏi của anh Phúc (Tp. Hồ Chí Minh).

Tổng kiểm toán nhà nước là ai và do cơ quan nào bầu ra?

Căn cứ Điều 118 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

Điều 118.
1. Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, do Quốc hội bầu. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước do luật định.
Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm toán nhà nước do luật định.

Chiếu theo quy định này, Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước và do Quốc hội bầu ra.

Cũng theo quy định này, Tổng Kiểm toán nhà nước sẽ chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Tổng kiểm toán nhà nước là ai và do cơ quan nào bầu ra? Trình tự bầu Tổng Kiểm toán nhà nước được quy định ra sao?

Tổng kiểm toán nhà nước là ai và do cơ quan nào bầu ra? Trình tự bầu Tổng Kiểm toán nhà nước được quy định ra sao? (hình từ Internet)

Tổng kiểm toán nhà nước cần đáp ứng các điều kiện nào về chức danh?

Căn cứ điểm 2.14 khoản 2 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 có quy định về tiêu chuẩn đối với chức danh Tổng kiểm toán nhà nước như sau:

KHUNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÁN BỘ THUỘC DIỆN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG, BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ QUẢN LÝ
...
2. Tiêu chuẩn chức danh cụ thể
Tiêu chuẩn các chức danh dưới đây phải bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn chung nêu tại Mục 1, Phần I, Quy định này; đồng thời, đáp ứng các tiêu chuẩn của mỗi chức danh, cụ thể như sau:
...
2.14. Chức danh khối cơ quan Quốc hội
...
b) Tổng Kiểm toán Nhà nước
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Hiểu biết sâu rộng về hệ thống pháp luật Việt Nam và quốc tế, nhất là lĩnh vực phụ trách. Có năng lực nghiên cứu, đề xuất cụ thể hoá, thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành pháp luật của Nhà nước. Có năng lực phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị. Am hiểu quản lý nhà nước, có kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và kịp thời quyết định những vấn đề khó, phức tạp thuộc lĩnh vực phụ trách. Không bị chi phối bởi lợi ích nhóm, không vụ lợi; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp thứ trưởng và tương đương hoặc lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh.

Như vậy, ngoài phải bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn chung nêu tại Mục 1 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 thì Tổng Kiểm toán nhà nước còn phải đáp ứng các điều kiện về chức danh nêu trên.

Trình tự bầu Tổng Kiểm toán nhà nước được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 37 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (Có hiệu lực từ 15/03/2023) quy định như sau:

Trình tự bầu Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội.
2. Ngoài danh sách do Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.
3. Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan.
4. Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử (nếu có).
5. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội.
6. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
7. Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín.
8. Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết.
9. Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết bầu Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội.
10. Quốc hội thảo luận.
11. Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
12. Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.

Như vậy, trình tự bầu Tổng Kiểm toán nhà nước được pháp luật quy định như sau:

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Tổng Kiểm toán nhà nước.

- Ngoài danh sách do Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Tổng Kiểm toán nhà nước; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.

- Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử (nếu có).

- Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Tổng Kiểm toán nhà nước.

- Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.

- Quốc hội bầu Tổng Kiểm toán nhà nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.

- Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết bầu Tổng Kiểm toán nhà nước.

- Quốc hội thảo luận.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.

- Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.

Trước đây, trình tự bầu Tổng Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo Điều 34 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 (Hết hiệu lực từ 15/03/2023) cụ thể như sau:

Trình tự bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội

1. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội.

2. Ngoài danh sách do Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.

3. Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan.

4. Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu hoặc tự ứng cử.

5 Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội.

6. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.

7. Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng dân tộc; Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín.

8. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.

9. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội.

Tổng Kiểm toán Nhà nước TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hồ sơ trình Tổng Kiểm toán nhà nước bổ nhiệm các ngạch Kiểm toán viên nhà nước bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Nội dung thẩm định dự thảo báo cáo kiểm toán của đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định giúp Tổng Kiểm toán nhà nước xét duyệt gồm những nội dung chủ yếu nào?
Pháp luật
Tổng kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm trước cơ quan nào về hoạt động của Kiểm toán nhà nước? Tổng Kiểm toán nhà nước có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Pháp luật
Hồ sơ của thủ trưởng đơn vị trình Tổng Kiểm toán nhà nước xét duyệt kế hoạch kiểm toán tổng quát gồm những gì?
Pháp luật
Trình tự tổ chức họp xét duyệt kế hoạch kiểm toán của Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Tổng Kiểm toán nhà nước tổ chức xét duyệt kế hoạch kiểm toán bằng hình thức gửi lấy ý kiến thẩm định bằng văn bản được không?
Pháp luật
Hồ sơ trình Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành quyết định kiểm toán tổng quát của thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán gồm những gì?
Pháp luật
Quốc hội có lấy phiếu tín nhiệm đối với Tổng Kiểm toán nhà nước không? Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Tổng Kiểm toán nhà nước không?
Pháp luật
Tổng kiểm toán nhà nước là ai và do cơ quan nào bầu ra? Trình tự bầu Tổng Kiểm toán nhà nước được quy định ra sao?
Pháp luật
Tổng Kiểm toán nhà nước có thể giữ chức vụ tối đa bao nhiêu nhiệm kỳ? Có phải do Quốc hội bầu hay không?
Pháp luật
Quốc hội bầu Tổng Kiểm toán nhà nước theo trình tự như thế nào? Trách nhiệm của Tổng Kiểm toán nhà nước là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổng Kiểm toán Nhà nước
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
9,141 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổng Kiểm toán Nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổng Kiểm toán Nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào