Tổng Kiểm toán nhà nước báo cáo kết quả kiểm toán trước cơ quan nào? Tổng Kiểm toán nhà nước trực tiếp ký những văn bản nào?
Tổng Kiểm toán nhà nước báo cáo kết quả kiểm toán trước cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy chế làm việc của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 như sau:
Tổng Kiểm toán nhà nước
1. Trách nhiệm giải quyết công việc
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành toàn diện hoạt động của KTNN thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quy định của Hiến pháp, pháp luật, các quy định của Đảng, nhất là về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong hoạt động kiểm toán;
b) Chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội theo quy định. Chịu trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ về các công việc liên quan đến tình hình thực hiện nhiệm vụ của KTNN và tình hình liên quan đến KTNN. Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội trước Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội theo quy định;
c) Chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác để giải quyết các công việc liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của KTNN hoặc để thực hiện các nhiệm vụ do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác yêu cầu;
d) Phân công công việc cho các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước; điều hành hoạt động giữa các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước; phân cấp, ủy quyền cho Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc KTNN thực hiện một số công việc cụ thể theo quy định; khi Tổng Kiểm toán nhà nước vắng mặt, ủy quyền cho một Phó Tổng Kiểm toán nhà nước thay Tổng Kiểm toán nhà nước điều hành và giải quyết công việc của KTNN;
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Tổng Kiểm toán nhà nước báo cáo kết quả kiểm toán trước cơ quan nào? Tổng Kiểm toán nhà nước trực tiếp ký những văn bản nào? (Hình từ Internet)
Tổng Kiểm toán nhà nước trực tiếp ký những văn bản nào của Kiểm toán nhà nước?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 24 Quy chế làm việc của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 quy định Tổng Kiểm toán nhà nước có thẩm quyền ký tất cả các văn bản của Kiểm toán Nhà nước, trực tiếp ký các văn bản sau:
- Quyết định Kế hoạch kiểm toán năm, các Quyết định kiểm toán; Quyết định thành lập Hội đồng kiểm toán nhà nước;
- Văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền, văn bản quản lý của Kiểm toán Nhà nước, các thoả thuận quốc tế theo quy định của pháp luật;
- Các văn bản trình, báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, thường trực Ban Bí thư, các cơ quan của Trung ương Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc của Quốc hội, các Ủy ban và các Ban của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Thống nhất chủ trương đầu tư các dự án theo quy định về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và Kiểm toán Nhà nước;
- Văn bản ủy quyền cho Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Việc giao ký thừa ủy quyền phải giới hạn về thời gian và nội dung. Người được giao ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký;
- Văn bản về công tác tổ chức, cán bộ;
- Các văn bản khác nếu Tổng Kiểm toán nhà nước thấy cần thiết.
Phạm vi giải quyết công việc của Tổng Kiểm toán nhà nước như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Quy chế làm việc của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 quy định phạm vi giải quyết công việc của Tổng Kiểm toán nhà nước như sau:
Ngoài những công việc thuộc thẩm quyền của Tổng Kiểm toán nhà nước theo quyết định phân công nhiệm vụ của Tổng Kiểm toán nhà nước và các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng Kiểm toán nhà nước còn giải quyết các công việc sau đây:
- Chỉ đạo, phân công thực hiện những công việc do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc yêu cầu thực hiện;
- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc quan trọng, có tính chiến lược, cơ chế chính sách, những vấn đề đột xuất phát sinh thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước, những việc liên quan đến nhiệm vụ được phân công của 02 Phó Tổng Kiểm toán nhà nước trở lên mà chưa thống nhất ý kiến, hoặc do Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phụ trách vắng mặt;
- Chỉ đạo việc hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của Kiểm toán nhà nước, hoạt động của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước trong việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ được phân công, phân cấp thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Kiểm toán nhà nước;
- Quyết định việc tổ chức hội nghị, cuộc họp theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Quy chế làm việc của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024;
- Cho ý kiến đối với các vấn đề do Phó Tổng Kiểm toán nhà nước trình xin ý kiến chỉ đạo;
- Trực tiếp cho ý kiến chỉ đạo giải quyết những công việc trên văn bản đến mà có nội dung cần giao Phó Tổng Kiểm toán nhà nước chỉ đạo đơn vị tham mưu giải quyết;
- Cho ý kiến về các nội dung trước khi trình Ban cán sự đảng Kiểm toán nhà nước;
- Quyết định về xây dựng cơ sở vật chất; phê duyệt chủ trương mua sắm tài sản hàng năm của Kiểm toán nhà nước theo quy định của Quy chế của Kiểm toán nhà nước;
- Trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật của Kiểm toán nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam bằng cách mua lại nhà ở của người nước ngoài đã sở hữu nhà ở không?
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?
- Người làm công tác y tế trong công ty thuộc nhóm 5 hay nhóm 6 trong 6 nhóm đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
- Ban đại diện quỹ đại chúng do ai bầu? Cuộc họp Ban đại diện quỹ đại chúng được tổ chức khi có bao nhiêu thành viên dự họp?
- Sổ theo dõi dạy bù, dạy thay dành cho tổ chuyên môn? Giáo viên có phải dạy bù ngày nghỉ Tết không?