Tổng hợp mẫu Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, chung cư từ ngày 1/8/2024 tại Nghị định 96 như thế nào?
Tổng hợp mẫu Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, chung cư từ ngày 1/8/2024 tại Nghị định 96 như thế nào?
Căn cứ tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 96/2024/NĐ-CP quy định về các mẫu Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, chung cư như sau:
Tên mẫu | Nội dung | Nội dung |
Mẫu số Ia | Nội dung hợp đồng mẫu áp dụng trong mua bán căn hộ chung cư | |
Mẫu số Ib | Nội dung hợp đồng mẫu áp dụng trong thuê mua căn hộ chung cư | |
Mẫu số Ic | Nội dung hợp đồng mẫu áp dụng trong mua bán, cho thuê mua nhà ở riêng lẻ |
Trên đây là tổng hợp mẫu Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, chung cư từ ngày 1/8/2024 tại Nghị định 96/2024/NĐ-CP.
Tổng hợp mẫu Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, chung cư từ ngày 1/8/2024 tại Nghị định 96 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ như thế nào?
Căn cứ theo Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 96/2024/NĐ-CP quy định hướng dẫn lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán căn hộ chung cư và hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư như sau:
Đối với hợp đồng mua bán căn hộ chung cư
(1) Căn cứ khác: Ghi các căn cứ liên quan đến việc mua bán, cho Bên mua căn hộ chung cư. Trường hợp Nhà nước có sửa đổi, thay thế các văn bản pháp luật ghi tại phần căn cứ của hợp đồng này thì bên bán phải ghi lại theo số, tên văn bản mới đã thay đổi.
(2) Tên tổ chức, cá nhân bên bán nhà ở: Ghi tên doanh nghiệp, cá nhân bán, cho Bên mua căn hộ; nếu là cá nhân thì không cần có các nội dung về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
(3) Tên tổ chức, cá nhân bên mua nhà ở: Nếu là tổ chức thì ghi các thông tin về tổ chức; nếu là cá nhân thì ghi các thông tin về cá nhân, nếu có nhiều người mua là cá nhân cùng đứng tên trong hợp đồng thì tại mục này phải ghi đầy đủ thông tin về những người cùng mua căn hộ chung cư; không cần có các nội dung về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
(4) Thẻ căn cước công dân/hộ chiếu: Nếu là tổ chức thì ghi số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Đối với hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư
(1) Căn cứ khác: Ghi các căn cứ liên quan đến việc cho thuê mua căn hộ chung cư. Trường hợp Nhà nước có sửa đổi, thay thế các văn bản pháp luật ghi tại phần căn cứ của hợp đồng này thì bên cho thuê mua phải ghi lại theo số, tên văn bản mới đã thay đổi.
(2) Tên tổ chức, cá nhân bên cho thuê mua nhà ở: Ghi tên doanh nghiệp, cá nhân cho thuê mua căn hộ; nếu là cá nhân thì không cần có các nội dung về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
(3) Tên tổ chức, cá nhân bên thuê mua nhà ở: Nếu là tổ chức thì ghi các thông tin về tổ chức; nếu là cá nhân thì ghi các thông tin về cá nhân, nếu có nhiều người thuê mua là cá nhân cùng đứng tên trong hợp đồng thì tại mục này phải ghi đầy đủ thông tin về những người cùng thuê mua căn hộ chung cư; không cần có các nội dung về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
(4) Thẻ căn cước công dân/hộ chiếu bên thuê mua nhà ở: Nếu là tổ chức thì ghi số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Đối với hợp đồng hợp đồng mua bán, cho thuê mua nhà ở riêng lẻ
(1) Căn cứ khác: Ghi các căn cứ liên quan đến việc mua bán, cho thuê mua nhà ở. Trường hợp Nhà nước có sửa đổi, thay thế các văn bản pháp luật ghi tại phần căn cứ của hợp đồng này thì bên bán phải ghi lại theo số, tên văn bản mới đã thay đổi.
(2) Tên tổ chức, cá nhân bên cho thuê mua nhà ở: Ghi tên doanh nghiệp, cá nhân bán, cho thuê mua nhà ở; nếu là cá nhân thì không cần có các nội dung về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
(3) Tên tổ chức, cá nhân bên thuê mua nhà ở: Nếu là tổ chức thì ghi các thông tin về tổ chức; nếu là cá nhân thì ghi các thông tin về cá nhân, nếu có nhiều người mua là cá nhân cùng đứng tên trong hợp đồng thì tại mục này phải ghi đầy đủ thông tin về những người cùng mua nhà ở; không cần có các nội dung về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
(4) CMND/CCCD/Thẻ căn cước theo quy định của pháp luật về căn cước hoặc hộ chiếu bên thuê mua nhà ở: Nếu là tổ chức thì ghi số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Muốn sở hữu nhà ở riêng lẻ tại Việt Nam, người ngoại quốc phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023 quy định về tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở và hình thức được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:
Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở và hình thức được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
...
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 18 Luật Nhà ở 2023 có quy định về điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:
Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 của Luật này phải là chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về kinh doanh bất động sản.
2. Đối với tổ chức nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động hoặc thành lập tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật.
3. Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 17 của Luật này phải không thuộc trường hợp được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì để sở hữu nhà ở riêng lẻ tại Việt Nam, người nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
- Không thuộc trường hợp được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024? Kế hoạch tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Kịch bản Đại hội Đảng bộ các cấp 2024 2025? Kịch bản phiên trù bị Đại hội đại biểu Đảng bộ nhiệm kỳ mới chi tiết?
- Nghị định 145/2024 sửa đổi Nghị định 03/2017 về kinh doanh casino? Nghị định 145/2024 kéo dài thí điểm cho người Việt vào chơi casino đúng không?
- Lịch chi trả lương hưu từ tháng 12/2024 trở đi tại TPHCM? Thay đổi về lịch chi trả lương hưu từ tháng 12/2024 trở đi tại TPHCM thế nào?
- Quyết định 1749/QĐ-KTNN về Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng phần mềm Cơ sở dữ liệu báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách?