Tổng hợp các yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế? Yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế là gì?
Yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế là gì?
Quyền sở hữu công nghiệp được giải thích tại khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009:
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Theo quy định này thì quyền sở hữu công nghiệp gồm quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế.
Dẫn chiếu đến Điều 3 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
21. “Người xâm phạm” là tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.
22. “Yếu tố xâm phạm” là yếu tố được tạo ra từ hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.
23. “Hành vi bị xem xét” là hành vi bị nghi ngờ và bị xem xét nhằm đưa ra kết luận có phải là hành vi xâm phạm hay không.
...
Như vậy, “Yếu tố xâm phạm” là yếu tố được tạo ra từ hành vi xâm phạm quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế.
Trong đó, sáng chế được giải thích tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009:
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Tổng hợp các yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế? Yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế là gì? (hình từ internet)
Yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế bao gồm những yếu tố nào?
Yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế bao gồm những yếu tố được quy định tại Điều 74 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
Yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế
1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
a) Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm trùng hoặc tương đương với sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;
b) Quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;
c) Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm được sản xuất theo quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế.
2. Căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế là phạm vi bảo hộ sáng chế được xác định theo Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích hoặc bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
Theo quy định này thì yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
- Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm trùng hoặc tương đương với sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;
- Quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;
- Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm được sản xuất theo quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế.
Cũng theo quy định này, căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế là phạm vi bảo hộ sáng chế được xác định theo Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích hoặc bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
Ngoài yếu tố xâm phạm thì việc xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế còn dựa vào những căn cứ nào?
Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nói chung và quyền đối với sáng chế nói riêng được quy định tại Điều 72 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
Xác định hành vi xâm phạm
Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng quy định tại các Điều 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi có đủ các căn cứ sau đây:
1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ;
2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét;
3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, khoản 3 Điều 133a, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ;
4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng Internet và được thực hiện trên trang thông tin điện tử dưới tên miền Việt Nam hoặc có ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt hoặc nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.
Như vậy, ngoài yếu tố xâm phạm thì việc xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế còn dựa vào những căn cứ sau:
- Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ;
- Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, khoản 3 Điều 133a, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành;
- Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng Internet và được thực hiện trên trang thông tin điện tử dưới tên miền Việt Nam hoặc có ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt hoặc nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?
- 'Tam giác vàng' là gì? Buôn bán thuốc phiện tại Việt Nam thì hình phạt nặng nhất là gì? Nhẹ nhất là gì?
- Tổng biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước tỉnh Kon Tum là bao nhiêu? Tải về phụ lục?
- Tải mẫu hợp đồng thuê xe cá nhân trong Tết Âm lịch năm Ất Tỵ mới nhất? Giá thuê xe được xác định thế nào?