Tổng hợp các kết quả dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn để gửi về cho ai? Thực hiện đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn như thế nào?

Thu nhập xử lý các loại thông tin dữ liệu về dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn như thế nào? Tổng hợp các kết quả dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn để gửi về cho ai? Thực hiện đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn như thế nào? - Câu hỏi của chị Nguyên (Hải Phòng).

Có những nội dung nào trong dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn hiện nay?

Căn cứ theo Điều 25 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT (Có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) quy định như sau:

Nội dung dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn
1. Độ mặn cao nhất, thời gian xuất hiện tại các vị trí.
2. Phạm vi, thời gian chịu ảnh hưởng của độ mặn 4‰ hoặc 1‰.
3. Khoảng cách chịu ảnh hưởng của độ mặn 4‰ hoặc 1‰ tính từ cửa sông chính.
4. Cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn.

Như vậy, nội dung dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn gồm:

- Độ mặn cao nhất, thời gian xuất hiện tại các vị trí.

- Phạm vi, thời gian chịu ảnh hưởng của độ mặn 4‰ hoặc 1‰.

- Khoảng cách chịu ảnh hưởng của độ mặn 4‰ hoặc 1‰ tính từ cửa sông chính.

- Cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn.

Trước đây, căn cứ tại Điều 25 Thông tư 41/2016/TT-BTNMT (Hết hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định 03 nội dung dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn như sau:

Nội dung dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn
1. Độ mặn cao nhất (lớn nhất).
2. Thời gian xuất hiện độ mặn cao nhất.
3. Phạm vi chịu ảnh hưởng độ mặn 4‰ trở lên.

Theo đó, những nội dung dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn bao gồm:

- Độ mặn cao nhất (lớn nhất).

- Thời gian xuất hiện độ mặn cao nhất.

- Phạm vi chịu ảnh hưởng độ mặn 4‰ trở lên.

dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn

Dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn (Hình từ Internet)

Thu nhập xử lý các loại thông tin dữ liệu về dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn như thế nào?

Việc thu thập, xử lý các loại thông tin, dữ liệu trong quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn được quy định tại khoản 1 Điều 26 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT (Có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) như sau:

- Thu thập số liệu quan trắc các yếu tố mưa, nhiệt độ lưu vực, khu vực dự báo trong thời khoảng đã qua;

- Diễn biến mực nước, lưu lượng các trạm thượng lưu trên lưu vực, khu vực dự báo trong thời khoảng đã qua;

- Diễn biến của thủy triều trong lưu vực, khu vực dự báo trong thời khoảng đã qua. Thu thập số liệu quan trắc của các trạm hải văn có ảnh hưởng đến khu vực dự báo, cảnh báo;

- Thu thập thông tin, dữ liệu vận hành hồ chứa và các công trình thủy lợi thuộc khu vực dự báo và lân cận;

- Thu thập số liệu đo mặn tại các trạm đo mặn trên lưu vực, khu vực dự báo và lân cận;

- Thông tin, kế hoạch dự kiến nhu cầu sử dụng nước trên lưu vực, khu vực dự báo, cũng như nhu cầu sử dụng nước trong nông nghiệp, thủy sản và các hoạt động kinh tế - xã hội khác (nếu có);

- Bản tin dự báo mưa phục vụ dự báo xâm nhập mặn.

Trước đây theo khoản 1 Điều 26 Thông tư 41/2016/TT-BTNMT (Hết hiệu lực từ ngày 15/03/2023) quy định như sau:

Trên cơ sở thông tin, số liệu quan trắc cho thấy khả năng xuất hiện hoặc đã xuất hiện những dấu hiệu của xâm nhập mặn, cần thực hiện các nội dung sau:

* Thu thập, xử lý các loại thông tin, dữ liệu

- Thu thập số liệu quan trắc các yếu tố mưa, nhiệt độ lưu vực, khu vực dự báo trong thời khoảng đã qua;

- Diễn biến mực nước, lưu lượng các trạm thượng lưu trên lưu vực, khu vực dự báo trong thời khoảng đã qua;

- Diễn biến của thủy triều trong lưu vực, khu vực dự báo trong thời khoảng đã qua. Thu thập số liệu quan trắc của các trạm hải văn có ảnh hưởng đến khu vực dự báo, cảnh báo;

- Thu thập thông tin, dữ liệu vận hành hồ chứa và các công trình thủy lợi thuộc khu vực dự báo và lân cận;

- Thu thập số liệu đo mặn tại các trạm đo mặn trên lưu vực, khu vực dự báo và lân cận;

- Đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các loại dữ liệu đã thu thập và bổ sung, chỉnh lý, chuẩn hóa số liệu;

- Thông tin, kế hoạch dự kiến nhu cầu sử dụng nước trên lưu vực, khu vực dự báo, cũng như nhu cầu sử dụng nước trong nông nghiệp, thủy sản và các hoạt động kinh tế - xã hội khác;

- Cập nhật dữ liệu vào các công cụ dự báo như bảng, biểu thống kê, biểu đồ, mô hình dự báo mặn.

Phân tích đánh giá hiện trạng về dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn dựa vào các yếu tố nào?

Phân tích đánh giá hiện trạng về dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT (Có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) như sau:

Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn
...
2. Phân tích, đánh giá hiện trạng
a) Phân tích diễn biến thời tiết: Sự thay đổi của lượng mưa và diện mưa theo không gian và thời gian; thông tin dự báo mưa trên lưu vực, khu vực trong thời hạn dự báo, cảnh báo;
b) Phân tích diễn biến thủy văn: Phân tích diễn biến mực nước, lưu lượng trên lưu vực, khu vực dự báo; phân tích tác động của các yếu tố vận hành hồ chứa, công trình thủy điện, công trình thủy lợi trên lưu vực đến dòng chảy trên lưu vực, khu vực dự báo; phân tích xu thế, diễn biến xâm nhập mặn, độ mặn lớn nhất trên khu vực dự báo trong thời khoảng đã qua; phân tích ảnh hưởng chế độ thủy triều tới phạm vi ảnh hưởng xâm nhập mặn; tổng hợp thông tin cảnh báo các hiện tượng nguy hiểm như triều cường, nước biển dâng ảnh hưởng đến diễn biến xâm nhập mặn khu vực dự báo.
...

Theo đó, việc phân tích, đánh giá hiện trạng trong quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn là phân tích diễn biến thời tiết và phân tích diễn biến thủy văn theo quy định cụ thể trên.

Trước đây, theo khoản 2 Điều 26 Thông tư 41/2016/TT-BTNMT (Hết hiệu lực từ ngày 15/03/2023) quy định phân tích, đánh giá hiện trạng về dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn, cụ thể như sau:

(1) Phân tích diễn biến thời tiết:

- Sự thay đổi của lượng mưa và diện mưa theo không gian và thời gian;

- Thông tin dự báo mưa trên lưu vực, khu vực trong thời hạn dự báo, cảnh báo.

(2) Phân tích diễn biến thủy văn:

- Phân tích diễn biến mực nước, lưu lượng trên lưu vực, khu vực dự báo;

- Phân tích tác động của các yếu tố vận hành hồ chứa, công trình thủy điện, công trình thủy lợi trên lưu vực đến dòng chảy trên lưu vực, khu vực dự báo;

- Phân tích xu thế, diễn biến xâm nhập mặn, độ mặn lớn nhất trên lưu vực, khu vực dự báo trong thời khoảng đã qua;

- Phân tích ảnh hưởng chế độ thủy triều tới phạm vi ảnh hưởng xâm nhập mặn;

- Tổng hợp thông tin cảnh báo các hiện tượng nguy hiểm như triều cường, nước biển dâng ảnh hưởng đến diễn biến xâm nhập mặn khu vực dự báo.

Tổng hợp các kết quả dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn để gửi về cho ai? Thực hiện đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn như thế nào?

Theo quy định tại khoản 4, khoản 8 Điều 26 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT (Có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) như sau:

Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn
...
4. Thảo luận dự báo, cảnh báo
a) Phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo gần nhất;
b) Tổng hợp các kết quả dự báo, cảnh báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên;
c) Người chịu trách nhiệm ban hành bản tin lựa chọn và đưa ra kết luận dự báo cuối cùng đảm bảo độ tin cậy theo thời hạn dự báo.
...
8. Đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo
a) Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia: Đánh giá việc thực hiện đầy đủ tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này; đánh giá tính đầy đủ, kịp thời việc dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn theo quy định tại khoản 3 Điều 17, khoản 4, khoản 5 Điều 18 và khoản 1 Điều 35 Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg; đánh giá chất lượng bản tin dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn theo quy định tại Điều 25 Thông tư số 42/2017/TT-BTNMT. Việc đánh giá chất lượng bản tin dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn được thực hiện sau khi có đủ số liệu quan trắc theo thời hạn dự báo của bản tin;
b) Các tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia phải tuân thủ các quy định hiện hành về đánh giá chất lượng dự báo.

Việc thảo luận dự báo, cảnh báo và đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo trong quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn được quy định cụ thể trên.

Trước đây, theo khoản 4, khoản 8 Điều 26 Thông tư 41/2016/TT-BTNMT (Hết hiệu lực từ ngày 15/03/2023) quy định như sau:

* Thứ nhất: Về thảo luận dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn

- Đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo bằng các phương án khác nhau.

- Đánh giá mức độ tin cậy của mô hình dự báo.

- Đánh giá mức độ ổn định kết quả dự báo từ mô hình.

- Tổng hợp các kết quả dự báo, cảnh báo từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên.

- Người chịu trách nhiệm ra bản tin lựa chọn kết quả dự báo cuối cùng có độ tin cậy cao nhất.

* Thứ hai: Về đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn

- Nội dung đánh giá

+ Đánh giá việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các nội dung quy định của Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn;

+ Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời việc cung cấp các bản tin dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn theo quy định;

+ Đánh giá chất lượng bản tin dự báo thông qua so sánh các yếu tố dự báo với quan trắc thực tế.

- Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia quy định chi tiết về phương pháp và các chỉ tiêu đánh giá đối với các bản tin dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn trong hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia.

- Các tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia phải tuân thủ các quy định hiện hành về đánh giá chất lượng dự báo.

Cảnh báo xâm nhập mặn
Phòng chống thiên tai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
22/5 là ngày gì? Trong phòng chống thiên tai Nhà nước có những chính sách nào theo quy định hiện hành?
Pháp luật
Quỹ phòng, chống thiên tai có bắt buộc phải đóng không? Mức đóng quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định pháp luật hiện hành là bao nhiêu?
Pháp luật
Bản tin dự báo thiên tai do Tổng cục Khí tượng Thủy văn ban hành có được phép sử dụng trong chỉ đạo điều hành hoạt động phòng ngừa, ứng phó thiên tai không?
Pháp luật
Chế độ thu, nộp quỹ phòng chống thiên tai hiện nay như thế nào? Ai có trách nhiệm đóng vào quỹ phòng chống, thiên tai?
Pháp luật
Bão là gì? Có phải bão là hiện tượng thiên tai hay không? Tháng mấy hằng năm thì là mùa bão ở nước ta?
Pháp luật
Xâm nhập mặn được hiểu là như thế nào? Vận hành các hồ chứa nước có phải là biện pháp ứng phó với xâm nhập mặn hay không?
Pháp luật
Biện pháp ứng phó đối với hạn hán và xâm nhập mặn được pháp luật quy định như thế nào? Hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ như thế nào?
Pháp luật
Hiện tượng mưa đá có phải là thiên tai hay không? Xuất hiện mưa đá thì các biện pháp ứng phó nào sẽ được áp dụng?
Pháp luật
Đơn vị nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án nâng cao chất lượng rừng? Nguồn vốn thực hiện lấy từ đâu?
Pháp luật
Trong những hoạt động về phòng, chống thiên tai thì cơ quan nào giữ vai trò chủ đạo theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cảnh báo xâm nhập mặn
1,161 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cảnh báo xâm nhập mặn Phòng chống thiên tai
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: