Tổng hợp 3 mẫu phiếu yêu cầu xóa đăng ký biện pháp bảo đảm trong lĩnh vực chứng khoán mới nhất?
Tổng hợp 3 mẫu phiếu yêu cầu xóa đăng ký biện pháp bảo đảm trong lĩnh vực chứng khoán mới nhất?
Mẫu Phiếu yêu cầu xóa đăng ký biện pháp bảo đảm theo thỏa thuận của hai bên theo Mẫu số 56 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP
Mẫu Phiếu yêu cầu xóa đăng ký biện pháp bảo đảm theo yêu cầu của một bên hoặc theo yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự theo Mẫu số 58 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP
Mẫu Phiếu yêu cầu xóa đăng ký biện pháp bảo đảm theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm và hai bên có ký hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý và xử lý tài sản bảo đảm với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo Mẫu số 60 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP
Tổng hợp 3 mẫu phiếu yêu cầu xóa đăng ký biện pháp bảo đảm trong lĩnh vực chứng khoán mới nhất? (hình từ internet)
Phương thức nộp hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm trong lĩnh vực chứng khoán là gì?
Theo Điều 170 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ, thủ tục thực hiện đăng ký, thay đổi, sửa chữa biện pháp bảo đảm; xóa đăng ký biện pháp bảo đảm
...
6. Phương thức nộp hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ
a) Hồ sơ đăng ký, thay đổi, sửa chữa sai sót, xóa biện pháp bảo đảm gửi lên Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thông qua thành viên lưu ký nơi lưu ký chứng khoán dùng làm tài sản bảo đảm bằng hình thức nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm trực tuyến. Đối với trường hợp xóa đăng ký biện pháp bảo đảm quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này, bên yêu cầu nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
b) Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm giải quyết hồ sơ, cấp văn bản xác nhận việc đăng ký, thay đổi biện pháp bảo đảm, xóa đăng ký biện pháp bảo đảm theo Mẫu số 62 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này trong ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ; nếu nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ sau 15 giờ cùng ngày, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hoàn thành việc giải quyết hồ sơ trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện không quá 03 ngày làm việc.
...
Như vậy, hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm gửi lên Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thông qua thành viên lưu ký nơi lưu ký chứng khoán dùng làm tài sản bảo đảm bằng hình thức nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm trực tuyến.
Đối với trường hợp xóa đăng ký biện pháp bảo đảm quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 170 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, bên yêu cầu nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
Nguyên tắc đăng ký biện pháp bảo đảm tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam là gì?
Theo Điều 169 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng, phạm vi và nguyên tắc thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm
...
2. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc chung của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm và các nguyên tắc sau đây:
a) Chứng khoán được đăng ký biện pháp bảo đảm phải là loại chứng khoán tự do chuyển nhượng, không dùng để ký quỹ trong các giao dịch chứng khoán, không bị phong tỏa, tạm giữ và phải lưu ký trước khi thực hiện. Trong thời hạn đăng ký biện pháp bảo đảm, chứng khoán đăng ký biện pháp bảo đảm phải được phong tỏa tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
b) Thông tin về chứng khoán thuộc sở hữu của bên bảo đảm trong hồ sơ đăng ký phải thống nhất với thông tin được lưu giữ tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
c) Thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm có hiệu lực là thời điểm Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký thông tin biện pháp bảo đảm;
d) Khi thực hiện xóa đăng ký biện pháp bảo đảm, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện giải tỏa các chứng khoán đã đăng ký biện pháp bảo đảm.
3. Các bên yêu cầu đăng ký phải có văn bản đồng ý để Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phong tỏa, cung cấp thông tin chứng khoán đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại Nghị định này.
...
Như vậy, việc đăng ký biện pháp bảo đảm tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc chung của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm và các nguyên tắc sau đây:
- Chứng khoán được đăng ký biện pháp bảo đảm phải là loại chứng khoán tự do chuyển nhượng, không dùng để ký quỹ trong các giao dịch chứng khoán, không bị phong tỏa, tạm giữ và phải lưu ký trước khi thực hiện.
Trong thời hạn đăng ký biện pháp bảo đảm, chứng khoán đăng ký biện pháp bảo đảm phải được phong tỏa tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Thông tin về chứng khoán thuộc sở hữu của bên bảo đảm trong hồ sơ đăng ký phải thống nhất với thông tin được lưu giữ tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm có hiệu lực là thời điểm Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký thông tin biện pháp bảo đảm;
- Khi thực hiện xóa đăng ký biện pháp bảo đảm, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện giải tỏa các chứng khoán đã đăng ký biện pháp bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ? Lời dẫn chương trình tổng kết chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Mẫu nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ mới nhất? Hướng dẫn cách viết nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ?
- Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm ở đâu?
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc lớp 5? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay?
- Thuốc bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1 thì có thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc không? Thu hồi do vi phạm mức độ 1 có nghĩa là gì?