Tổng hợp 3 mẫu báo cáo của hình thức mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia mới nhất là mẫu nào?
- Tổng hợp 3 mẫu báo cáo của hình thức mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia mới nhất là mẫu nào?
- Nội dung báo cáo kết quả mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia tháng M-1 là gì?
- Nội dung báo cáo về tình hình triển khai, kết quả thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia trên phạm vi toàn quốc của quý trước liền kề là gì?
- Nội dung báo cáo kết quả thực hiện mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia của năm N-1 là gì?
Tổng hợp 3 mẫu báo cáo của hình thức mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia mới nhất là mẫu nào?
3 mẫu báo cáo của hình thức mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia mới nhất bao gồm:
Tải về Mẫu Báo cáo kết quả mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia tháng M-1 là Mẫu 03 tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 80/2024/NĐ-CP.
Tải về Mẫu Báo cáo về tình hình triển khai, kết quả thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia trên phạm vi toàn quốc của quý trước liền kề là Mẫu 04 tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 80/2024/NĐ-CP
Tải về Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia của năm N-1 là Mẫu 05 tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 80/2024/NĐ-CP
Nội dung báo cáo kết quả mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia tháng M-1 là gì?
Theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo như sau:
Chế độ báo cáo
...
2. Chế độ báo cáo của hình thức mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia
a) Báo cáo kết quả mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia tháng M-1
Tên báo cáo: Báo cáo kết quả mua bán điện trực tiếp của tháng trước liền kề;
Nội dung báo cáo: Tổng số Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp; các thông tin về chủ thể hợp đồng (bên mua, bên bán); sản lượng điện năng mua bán trong tháng; chi phí mua điện trực tiếp trong tháng; các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị giải pháp (nếu có);
Đối tượng báo cáo: Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Tổng công ty Điện lực;
Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (chỉ nhận báo cáo của Tổng công ty Điện lực có trong địa bàn quản lý);
Phương thức gửi báo cáo: Qua thư điện tử hoặc qua dịch vụ bưu chính;
Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 20 tháng M;
Tần suất gửi báo cáo: Hằng tháng.
...
Như vậy, nội dung báo cáo kết quả mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia tháng M-1 bao gồm:
- Tổng số Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp;
- Các thông tin về chủ thể hợp đồng (bên mua, bên bán); sản lượng điện năng mua bán trong tháng;
- Chi phí mua điện trực tiếp trong tháng;
- Các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị giải pháp (nếu có)
Tổng hợp 3 mẫu báo cáo của hình thức mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia mới nhất là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Nội dung báo cáo về tình hình triển khai, kết quả thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia trên phạm vi toàn quốc của quý trước liền kề là gì?
Theo Điều 28 Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định định về chế độ báo cáo như sau:
Chế độ báo cáo
...
2. Chế độ báo cáo của hình thức mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia
....
b) Báo cáo về tình hình triển khai, kết quả thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia trên phạm vi toàn quốc của quý trước liền kề
Tên báo cáo: Báo cáo về tình hình triển khai, kết quả thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia trên phạm vi toàn quốc của quý trước liền kề;
Nội dung báo cáo: Tổng số Đơn vị phát điện và Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp; các thông tin về chủ thể hợp đồng (bên mua, bên bán); sản lượng điện năng mua bán trong quý; chi phí mua điện trực tiếp trong quý; các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị giải pháp (nếu có);
Đối tượng báo cáo: Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Công Thương;
Phương thức gửi báo cáo: Qua thư điện tử hoặc qua dịch vụ bưu chính;
Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 30 tháng đầu tiên của quý;
Tần suất gửi báo cáo: Hằng quý.
...
Như vậy, nội dung báo cáo về tình hình triển khai, kết quả thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia trên phạm vi toàn quốc của quý trước liền kề bao gồm:
- Tổng số Đơn vị phát điện và Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp;
- Các thông tin về chủ thể hợp đồng (bên mua, bên bán); sản lượng điện năng mua bán trong quý;
- Chi phí mua điện trực tiếp trong quý
- Các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị giải pháp (nếu có)
Nội dung báo cáo kết quả thực hiện mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia của năm N-1 là gì?
Theo Điều 28 Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định định về chế độ báo cáo như sau:
Chế độ báo cáo
...
c) Báo cáo kết quả thực hiện mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia của năm N-1
Tên báo cáo: Báo cáo về kết quả thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia trên phạm vi toàn quốc của năm N-1;
Nội dung báo cáo: Tổng số Đơn vị phát điện và Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp; các thông tin về Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo, Khách hàng sử dụng điện lớn; sản lượng điện năng mua bán trong năm; chi phí mua điện trực tiếp trong năm; các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị giải pháp (nếu có);
Đối tượng báo cáo: Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Tổng công ty Điện lực;
Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (chỉ nhận báo cáo của Tổng công ty Điện lực trong địa bàn quản lý);
Phương thức gửi báo cáo: Qua thư điện tử hoặc qua dịch vụ bưu chính;
Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 30 tháng 01 năm N;
Tần suất gửi báo cáo: Hằng năm.
Như vậy, nội dung báo cáo kết quả thực hiện mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia của năm N-1 bao gồm:
- Tổng số Đơn vị phát điện và Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp;
- Các thông tin về Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo, Khách hàng sử dụng điện lớn
- Sản lượng điện năng mua bán trong năm;
- Chi phí mua điện trực tiếp trong năm; các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị giải pháp (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên gọi của hội cần phải bảo đảm những điều kiện nào? Tên gọi của hội được pháp luật quy định gồm những tên gọi nào?
- Tà dâm là gì? Dâm ô là gì? Mức phạt cao nhất cho hành vi dâm ô người dưới 16 tuổi là bao năm tù giam?
- Tải về mẫu biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự?
- Giết người là gì? Giết 11 người đi tù mấy năm? Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người?
- Hợp đồng bảo đảm bị đơn phương chấm dứt thực hiện có làm chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm hay không?