Tổng hợp 10 mẫu chứng từ kế toán tiền tệ dành cho doanh nghiệp theo Thông tư 200? Tải trọn bộ ở đâu?
Tổng hợp 10 mẫu chứng từ kế toán tiền tệ dành cho doanh nghiệp theo Thông tư 200? Tải trọn bộ ở đâu?
Mẫu chứng từ kế toán tiền tệ dành cho doanh nghiệp Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC được sử dụng với mục đích theo dõi tình hình thu, chi, tồn quỹ các loại tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ và các khoản tạm ứng, thanh toán tạm ứng của đơn vị, nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho kế toán và người quản lý của đơn vị trong lĩnh vực tiền tệ
Tổng hợp 10 mẫu chứng từ kế toán tiền tệ dành cho doanh nghiệp theo Thông tư 200 như sau:
STT | Tên chứng từ | Số hiệu | Tải về |
1 | Phiếu thu | 01-TT | |
2 | Phiếu chi | 02-TT | |
3 | Giấy đề nghị tạm ứng | 03-TT | |
4 | Giấy thanh toán tiền tạm ứng | 04-TT | |
5 | Giấy đề nghị thanh toán | 05-TT | |
6 | Biên lai thu tiền | 06-TT | |
7 | Bảng kê vàng tiền tệ | 07-TT | |
8 | Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND) | 08a-TT | |
9 | Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ, vàng tiền tệ) | 08b-TT | |
10 | Bảng kê chi tiền | 09-TT |
>> Xem chi tiết phương pháp ghi chứng từ kế toán tiền tệ dành cho doanh nghiệp theo Thông tư 200 tại đây. TẢI VỀ
Lưu ý: Các chứng từ kế toán nêu trên đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc), doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng theo biểu mẫu ban hành kèm theo Phụ lục số 3 Thông tư 200/2014/TT-BTC hoặc được tự thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (điểm a khoản 3 Điều 9 Thông tư 200/2014/TT-BTC).
Tổng hợp 10 mẫu chứng từ kế toán tiền tệ dành cho doanh nghiệp theo Thông tư 200? Tải trọn bộ ở đâu? (Hình từ Internet)
Chứng từ kế toán bị tẩy xóa sửa chữa có giá trị thanh toán không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật Kế toán 2015 như sau:
Lập và lưu trữ chứng từ kế toán
1. Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
2. Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có mẫu thì đơn vị kế toán được tự lập chứng từ kế toán nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 16 của Luật này.
3. Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo. Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.
4. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau.
5. Người lập, người duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.
6. Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân theo quy định tại Điều 17, khoản 1 và khoản 2 Điều này. Chứng từ điện tử được in ra giấy và lưu trữ theo quy định tại Điều 41 của Luật này. Trường hợp không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ trên các phương tiện điện tử thì phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, trường hợp chứng từ kế toán bị tẩy xóa, sửa chữa thì chứng từ kế toán đó sẽ không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán, đồng thời khi viết sai chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.
Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo.
Chứng từ kế toán phải bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Kế toán 2015 thì chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
- Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
- Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán nêu trên, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên bị khai trừ ra khỏi Đảng bằng các hình thức khác thì chi bộ có trách nhiệm thu lại thẻ đảng nộp lên cơ quan nào?
- Trường hợp nào được ứng trước vốn kế hoạch để thực hiện dự án đầu tư công? Trình tự thực hiện như thế nào?
- Những câu danh ngôn hay trong ngày 20 11 nói về tình thầy trò? Trong ngày 20 11 các trường học có vai trò như thế nào?
- Ngày Nhà giáo Việt Nam là gì? Người trong nghề Nhà giáo được nghỉ ngày 20 tháng 11 bằng cách nào?
- Lời chúc dành cho cha ngày 19 11? Ngày Quốc tế Nam giới có phải là ngày lễ lớn của nước ta không?