Các biểu mẫu, chứng từ kế toán trong đơn vị hành chính, sự nghiệp hiện nay được quy định như thế nào?
Các biểu mẫu, chứng từ kế toán trong đơn vị hành chính, sự nghiệp hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 107/2017/TT-BTC quy định như sau:
Quy định về chứng từ kế toán
1. Các đơn vị hành chính, sự nghiệp đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán thuộc loại bắt buộc quy định trong Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc.
2. Ngoài các chứng từ kế toán bắt buộc được quy định tại Thông tư này và các văn bản khác, đơn vị hành chính, sự nghiệp được tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mẫu chứng từ tự thiết kế phải đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 Luật Kế toán, phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị.
3. Đối với mẫu chứng từ in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát. Séc, Biên lai thu tiền và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiền.
4. Danh mục, mẫu và giải thích phương pháp lập các chứng từ kế toán bắt buộc quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.
Trong Thông tư này chỉ có quy định những biểu mẫu bắt buộc phải áp dụng theo mẫu thôi chị nhé.
Còn những biểu mẫu còn lại không quy định mẫu thì đơn vị có thể tự thiết kế mẫu.
Chứng từ kế toán (Hình từ Internet)
Ngoài những nội dung đã quy định chứng từ kế toán có được thêm những nội dung khác không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Luật Kế toán 2015 quy định như sau:
Nội dung chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
c) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
d) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
2. Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại khoản 1 Điều này, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.
Như vậy ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán theo quy định thì chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.
Căn cứ để ghi sổ kế toán có phải sử dụng số liệu của chứng từ kế toán không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Luật Kế toán 2015 quy định như sau:
Quản lý, sử dụng chứng từ kế toán
1. Thông tin, số liệu trên chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế toán.
2. Chứng từ kế toán phải được sắp xếp theo nội dung kinh tế, theo trình tự thời gian và bảo quản an toàn theo quy định của pháp luật.
3. Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền tạm giữ, tịch thu hoặc niêm phong chứng từ kế toán. Trường hợp tạm giữ hoặc tịch thu chứng từ kế toán thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải sao chụp chứng từ bị tạm giữ, bị tịch thu, ký xác nhận trên chứng từ sao chụp và giao bản sao chụp cho đơn vị kế toán; đồng thời lập biên bản ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị tạm giữ hoặc bị tịch thu và ký tên, đóng dấu.
4. Cơ quan có thẩm quyền niêm phong chứng từ kế toán phải lập biên bản, ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị niêm phong và ký tên, đóng dấu.
Và căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 24 Luật Kế toán 2015 quy định như sau:
Sổ kế toán
...
3. Sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ghi sổ;
b) Số hiệu và ngày, tháng, năm của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
c) Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
d) Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán;
đ) Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.
...
Như vậy qua các quy định trên thì thông tin, số liệu của chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 04 trường hợp bị cấm hành nghề công tác xã hội? Người nước ngoài được hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam không?
- Đảng viên bị khai trừ ra khỏi Đảng bằng các hình thức khác thì chi bộ có trách nhiệm thu lại thẻ đảng nộp lên cơ quan nào?
- Trường hợp nào được ứng trước vốn kế hoạch để thực hiện dự án đầu tư công? Trình tự thực hiện như thế nào?
- Những câu danh ngôn hay trong ngày 20 11 nói về tình thầy trò? Trong ngày 20 11 các trường học có vai trò như thế nào?
- Ngày Nhà giáo Việt Nam là gì? Người trong nghề Nhà giáo được nghỉ ngày 20 tháng 11 bằng cách nào?