Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ giải quyết những công việc gì? Tổng Giám đốc xem xét, giải quyết công việc dựa trên cơ sở nào?
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ giải quyết những công việc gì?
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 3 Quy chế làm việc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2596/QĐ-BHXH năm 2018 quy định Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ giải quyết những công việc cụ thể sau:
(1) Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành BHXH Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ, Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan khác; thực hiện những công việc được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, ủy quyền.
(2) Trực tiếp chỉ đạo, điều hành một số công việc thuộc các lĩnh vực công tác, đơn vị trực thuộc, BHXH tỉnh do Tổng Giám đốc trực tiếp phụ trách.
(3) Phân công nhiệm vụ hoặc ủy quyền cho Phó Tổng Giám đốc phụ trách một số lĩnh vực công tác, đơn vị trực thuộc và BHXH tỉnh;
- Ủy quyền cho Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc; phân cấp hoặc ủy quyền cho Giám đốc BHXH tỉnh thực hiện một số công việc cụ thể theo quy định của pháp luật;
- Chủ động phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan hữu quan để xử lý, giải quyết các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của BHXH Việt Nam hoặc các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
(4) Khi vắng mặt và nếu thấy cần thiết, Tổng Giám đốc ủy quyền cho một Phó Tổng Giám đốc điều hành công tác, giải quyết công việc của BHXH Việt Nam theo quy định của pháp luật.
(5) Ký các văn bản hoặc ủy quyền cho Phó Tổng Giám đốc và Thủ trưởng đơn vị trực thuộc ký.
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, giải quyết công việc dựa trên cơ sở nào?
Theo khoản 1 Điều 5 Quy chế làm việc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2596/QĐ-BHXH năm 2018 quy định như sau:
Cách thức giải quyết công việc của Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc
1. Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc xem xét, giải quyết công việc trên cơ sở hồ sơ, tài liệu trình của đơn vị trực thuộc, BHXH tỉnh. Những vấn đề lớn, phức tạp thì cần có thêm văn bản giải trình nêu rõ những căn cứ, nội dung trình, ý kiến tham gia của các đơn vị. Trước khi trình Tổng Giám đốc, các đơn vị trình Phó Tổng Giám đốc phụ trách xem xét, cho ý kiến; nếu Phó Tổng Giám đốc chưa đồng ý thì chỉ đạo đơn vị hoàn chỉnh, bổ sung để trình Tổng Giám đốc.
Trong trường hợp cần thiết, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc yêu cầu Lãnh đạo đơn vị trực thuộc, BHXH tỉnh hoặc cá nhân được phân công báo cáo trực tiếp về công việc và kết quả giải quyết công việc.
...
Như vậy, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, giải quyết công việc dựa trên cơ sở hồ sơ, tài liệu trình của đơn vị trực thuộc, BHXH tỉnh.
- Những vấn đề lớn, phức tạp thì cần có thêm văn bản giải trình nêu rõ những căn cứ, nội dung trình, ý kiến tham gia của các đơn vị.
- Trong trường hợp cần thiết, Tổng Giám đốc yêu cầu Lãnh đạo đơn vị trực thuộc, BHXH tỉnh hoặc cá nhân được phân công báo cáo trực tiếp về công việc và kết quả giải quyết công việc.
Những công việc nào cần được thảo luận tập thể Lãnh đạo Ngành trước khi Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định?
Theo khoản 4 Điều 3 Quy chế làm việc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2596/QĐ-BHXH năm 2018 quy định những công việc sau đây cần thảo luận tập thể Lãnh đạo Ngành trước khi Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định, cụ thể:
(1) Chương trình công tác hàng năm; kế hoạch của Ngành triển khai chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN và các chính sách quan trọng khác của Đảng, Nhà nước.
(2) Các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến toàn Ngành.
(3) Các chương trình, dự án trọng điểm của Ngành.
(4) Phân bổ, giao và điều chỉnh các chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm.
(5) Công tác tổ chức bộ máy, nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật cán bộ quản lý cấp phòng trở lên thuộc cơ quan BHXH Việt Nam.
Những nội dung công tác tổ chức cán bộ thuộc trách nhiệm của Ban Cán sự Đảng, thực hiện theo quy chế riêng của Ban Cán sự Đảng.
(6) Tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác hàng năm và kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của BHXH Việt Nam.
(7) Những vấn đề khác mà Tổng Giám đốc thấy cần thiết phải đưa ra thảo luận tập thể.
(8) Đối với những vấn đề quy định phải thảo luận trong tập thể Lãnh đạo Ngành nhưng cần quyết định gấp, không có điều kiện thảo luận tập thể, thì theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc, đơn vị chủ trì gửi hồ sơ xin ý kiến các Phó Tổng Giám đốc, sau đó tổng hợp, trình Tổng Giám đốc quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh có được xem phim 18+ hay không? Học sinh xem phim 18+ có bị đuổi học 1 tuần lễ hay không?
- Năm cá nhân số 8 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết? Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có bị xử phạt?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận tổ chức xã hội nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng?
- Bảng lĩnh vực và phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng? Tải về bảng?
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?