Tổng đài điện thoại quốc gia về bạo lực gia đình được hướng dẫn theo quy định mới nhất 2023 tại Nghị định 76 như thế nào?
- Tổng đài điện thoại quốc gia về bạo lực gia đình là gì?
- Tổng đài điện thoại quốc gia về bạo lực gia đình được hướng dẫn theo quy định mới nhất 2023 tại Nghị định 76 như thế nào?
- Tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình như thế nào?
- Có những biện pháp nào ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình?
Tổng đài điện thoại quốc gia về bạo lực gia đình là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có nội dung:
Báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình
1. Địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
...
e) Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.
Như vậy, Tổng đài điện thoại quốc gia về bạo lực gia đình là một trong những địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mới theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022.
Tổng đài bạo lực gia đình quốc gia?
Tổng đài điện thoại quốc gia về bạo lực gia đình được hướng dẫn theo quy định mới nhất 2023 tại Nghị định 76 như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 76/2023/NĐ-CP có quy định những vấn đề về tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
(1) Số điện thoại
Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (sau đây gọi là Tổng đài) sử dụng số điện thoại ngắn có ba (03) chữ số để tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
(2) Thời gian hoạt động
Tổng đài hoạt động 24 giờ tất cả các ngày để tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình, được Nhà nước bảo đảm nguồn lực hoạt động.
(3) Phí
Tổng đài thực hiện ghi âm tự động và chi trả phí viễn thông đối với tất cả các cuộc gọi đến, gọi đi.
(4) Quảng bá số tổng đài
Tổng đài được quảng bá số điện thoại theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, tại Điều 8 Nghị định 76/2023/NĐ-CP có quy định nhiệm vụ của Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
- Tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Hướng dẫn người bị bạo lực gia đình tới cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để được bảo vệ, hỗ trợ.
- Chuyển tin báo, tố giác tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình. Trường hợp có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
- Cung cấp thông tin khi có đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, người trực tiếp báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
- Lưu trữ, phân tích, tổng hợp thông tin, dữ liệu; thực hiện báo cáo theo quy định của pháp luật.
Tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì quy trình để tố giác hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
(1) Người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình thì gọi đến số điện thoại của Tổng đài để bảo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
(2) Người tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua số điện thoại của Tổng đài thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP đồng thời thực hiện tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình.
(3) Ngay sau khi kết thúc việc tiếp nhận tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình, người tiếp nhận phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được thông tin xảy ra hành vi bạo lực gia đình để giải quyết theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
(4) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận thông báo xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 11 Nghị định 76/2023/NĐ-CP. Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì việc xử lý theo quy định của pháp luật về trẻ em.
Có những biện pháp nào ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình bao gồm:
+ Buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;
+ Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
+ Cấm tiếp xúc;
+ Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu;
+ Chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình;
+ Trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình;
+ Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;
+ Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư;
+ Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng;
+ Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ người bị hại theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình.
Nghị định 76/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ 25/12/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?