Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai khi đã ủy nhiệm cho cấp phó có phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường không?
- Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai khi đã ủy nhiệm cho cấp phó có phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường không?
- Khi Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai vắng mặt, Tổng cục trưởng giải quyết công việc như thế nào?
- Những loại công việc nào phải trình Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai?
Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai khi đã ủy nhiệm cho cấp phó có phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Quy chế làm việc của Tổng cục Quản lý đất đai Ban hành kèm theo Quyết định 10/QĐ-TCQLĐĐ năm 2017 quy định như sau:
Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Tổng cục trưởng
1. Chịu trách nhiệm cá nhân trước Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về toàn bộ công việc thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của mình, kể cả khi đã phân công hoặc ủy nhiệm cho cấp phó.
2. Chỉ đạo, điều hành toàn diện công tác của Tổng cục theo quy định của Hiến pháp, pháp luật, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục và các văn bản pháp luật khác có quy định thẩm quyền giải quyết của Tổng cục trưởng; trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện các công việc lớn, quan trọng, các nhiệm vụ mang tính chiến lược thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Tổng cục và các nhiệm vụ được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao.
...
Theo quy định trên, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai phải chịu trách nhiệm cá nhân trước Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về toàn bộ công việc thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của mình, kể cả khi đã phân công hoặc ủy nhiệm cho cấp phó.
Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Hình từ Internet)
Khi Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai vắng mặt, Tổng cục trưởng giải quyết công việc như thế nào?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 4 Quy chế làm việc của Tổng cục Quản lý đất đai Ban hành kèm theo Quyết định 10/QĐ-TCQLĐĐ năm 2017 quy định như sau:
Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Tổng cục trưởng
...
8. Cách thức giải quyết công việc của Tổng cục trưởng:
a) Trực tiếp hoặc giao Phó Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Tổng cục xử lý công việc trên cơ sở hồ sơ, tài liệu trình được tổng hợp trong Phiếu trình giải quyết công việc;
b) Khi vắng mặt và nếu thấy cần thiết, Tổng cục trưởng ủy nhiệm bằng văn bản một Phó Tổng cục trưởng thay mặt Tổng cục trưởng lãnh đạo công tác của Tổng cục và giải quyết công việc do Tổng cục trưởng trực tiếp phụ trách.
c) Khi Phó Tổng cục trưởng vắng mặt và nếu thấy cần thiết, Tổng cục trưởng phân công Phó Tổng cục trưởng khác xử lý hoặc trực tiếp xử lý công việc của Phó Tổng cục trưởng vắng mặt.
d) Đối với những vấn đề quan trọng, đột xuất hoặc mới phát sinh có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực đã được các Phó Tổng cục trưởng phối hợp xử lý nhưng vẫn còn ý kiến khác nhau, Tổng cục trưởng tổ chức thảo luận và quyết định.
Theo đó, khi Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai vắng mặt và nếu thấy cần thiết, Tổng cục trưởng phân công Phó Tổng cục trưởng khác xử lý hoặc trực tiếp xử lý công việc của Phó Tổng cục trưởng vắng mặt.
Những loại công việc nào phải trình Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai?
Căn cứ theo Điều 29 Quy chế làm việc của Tổng cục Quản lý đất đai Ban hành kèm theo Quyết định 10/QĐ-TCQLĐĐ năm 2017 quy định như sau:
Các loại công việc trình Tổng cục trưởng
1. Các chương trình, đề án, dự án, văn bản trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng.
2. Các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch 05 năm, hàng năm, giao dự toán ngân sách hằng năm.
3. Phê duyệt các đề án, dự án, văn bản được Bộ trưởng ủy quyền.
4. Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Tổng cục.
5. Quyết định cử Phó Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục tham gia các ban, hội đồng, đi công tác, đi đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước; bổ nhiệm, miễn nhiệm, giáng chức, cách chức, thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Tổng cục trưởng.
6. Văn bản ủy quyền cho Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng cục giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng trong thời gian xác định;
7. Các văn bản khác thuộc lĩnh vực Tổng cục trưởng trực tiếp phụ trách.
Như vậy, các loại công việc trình Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai gồm:
- Các chương trình, đề án, dự án, văn bản trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng.
- Các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch 05 năm, hàng năm, giao dự toán ngân sách hằng năm.
- Phê duyệt các đề án, dự án, văn bản được Bộ trưởng ủy quyền.
- Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Tổng cục.
- Quyết định cử Phó Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục tham gia các ban, hội đồng, đi công tác, đi đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước; bổ nhiệm, miễn nhiệm, giáng chức, cách chức, thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Tổng cục trưởng.
- Văn bản ủy quyền cho Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng cục giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng trong thời gian xác định;
- Các văn bản khác thuộc lĩnh vực Tổng cục trưởng trực tiếp phụ trách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?