Tổng cục Dự trữ Nhà nước là tổ chức thế nào? Lãnh đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước bao gồm những ai?
Tổng cục Dự trữ Nhà nước là tổ chức thế nào?
Vị trí của Tổng cục Dự trữ Nhà nước được quy định tại Điều 1 Quyết định 36/2019/QĐ-TTg như sau:
Vị trí và chức năng
1. Tổng cục Dự trữ Nhà nước là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia và trực tiếp quản lý các loại hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục Dự trữ Nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp.
Theo quy định trên, Tổng cục Dự trữ Nhà nước là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia và trực tiếp quản lý các loại hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước là tổ chức thế nào? Lãnh đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước bao gồm những ai? (Hình từ Internet)
Tổng cục Dự trữ Nhà nước có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định những vấn đề nào?
Những vấn đề Tổng cục Dự trữ Nhà nước có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định được quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 36/2019/QĐ-TTg như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
2. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:
a) Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, kế hoạch hoạt động hàng năm và các văn bản khác về dự trữ quốc gia;
b) Quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý;
c) Chế độ quản lý tài chính, ngân sách chi cho dự trữ quốc gia; cơ chế mua, bán, nhập, xuất, bảo quản, quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia; chế độ thống kê, báo cáo về dự trữ quốc gia;
d) Tiêu chuẩn kho dự trữ quốc gia (không bao gồm kho dự trữ quốc gia của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng); quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia;
đ) Kiểm tra phân bổ dự toán ngân sách nhà nước chi hoạt động dự trữ quốc gia cho bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Bộ Tài chính;
e) Cấp kinh phí chi mua hàng dự trữ quốc gia, kinh phí quản lý, chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia cho các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật;
g) Tạm ứng ngân sách nhà nước chi cho nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật;
h) Thẩm định và tổng hợp quyết toán ngân sách nhà nước chi cho mua hàng dự trữ quốc gia, chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật;
i) Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong tình huống đột xuất, cấp bách theo quy định của pháp luật;
k) Giảm vốn đối với hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật; thanh lý hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý.
...
Theo đó, Tổng cục Dự trữ Nhà nước có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định những vấn đề được quy định tại khoản 2 Điều 2 nêu trên.
Trong đó có vấn đề tạm ứng ngân sách nhà nước chi cho nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
Lãnh đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước bao gồm những ai?
Thành viên lãnh đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước được quy định tại Điều 4 Quyết định 36/2019/QĐ-TTg như sau:
Lãnh đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước
1. Tổng cục Dự trữ Nhà nước có Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng.
2. Tổng cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Tổng cục trưởng là người đứng đầu Tổng cục Dự trữ Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Dự trữ Nhà nước. Phó Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
Như vậy, lãnh đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước bao gồm Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng.
Tổng cục trưởng là người đứng đầu Tổng cục Dự trữ Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
Phó Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?